Người bỏ rơi bé gái sơ sinh trong rừng có bị xử hình sự không?

(PLO)-  Theo chuyên gia, nếu Cơ quan điều tra xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì cần làm rõ ai là người đã vứt bỏ bé gái sơ sinh, từ đó sẽ định được tội danh chính xác.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Như PLO đã đưa tin, ngày 10-11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết đã ra quyết định truy tìm lai lịch bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong khu rừng ở xã Quế Mỹ (huyện Quế Sơn).

Trước đó, khoảng 9 giờ sáng 6-11, người dân đi làm rừng ở khu vực thôn 7 (xã Quế Mỹ) bất ngờ phát hiện một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong một thùng carton, trên người không một mảnh vải che thân. Bé sơ sinh có đặc điểm nhận dạng: giới tính nữ, cao 55cm, cân nặng 3,2 kg, độ tuổi khoảng 3-5 ngày.

Lúc phát hiện, nhiều vùng trên cơ thể bé đã hoại tử, cơ thể tím tái. Sau đó, cháu bé được đưa đến Trạm Y tế xã Quế Mỹ và được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ xác định bé có dấu hiệu suy hô hấp nên đã quyết định đưa đến Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng tiếp tục điều trị. Sau hai ngày điều trị, dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng bé không qua khỏi.

Rất nhiều bạn đọc bày tỏ sự tiếc thương và thắc mắc rằng người bỏ rơi cháu bé trong vụ việc này có phải chịu trách nhiệm gì hay không?

Trao đổi với PV, TS Phan Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Luật Hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết ông rất đau lòng khi đọc được thông tin này.

Với những thông tin ban đầu có được, theo TS Tuấn, nếu CQĐT xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể có các khả năng sau đây:

(1) Nếu người mẹ sinh ra bé gái và vứt bỏ con của mình thì có thể bị xử lý về tội vứt bỏ con mới đẻ, theo khoản 2 Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS). Theo đó, mức hình phạt cao nhất là hai năm tù.

(2) Nếu người vứt bỏ bé gái không phải là người mẹ sinh ra bé gái thì có thể bị xử lý về tội giết người, theo Điều 123 BLHS. Trong trường hợp này, không thể xử lý hình sự về tội vứt bỏ con mới đẻ – vì chủ thể của tội phạm này là người mẹ bỏ con do mình đẻ ra.

“Về mặt lý luận, giữa tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS) và tội giết người (Điều 123 BLHS) có mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm riêng và cấu thành tội phạm chung. Do đó, khi hành vi phạm tội không thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm riêng (không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể là người mẹ sinh ra đứa bé) thì xử lý hình sự về cấu thành tội phạm chung (tội giết người)” – TS Phan Anh Tuấn nêu quan điểm.

Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bộ luật Hình sự 2015

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

Luật Báo chí sửa đổi: Lần đầu tiên nêu mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông tại Việt Nam

Luật Báo chí sửa đổi: Lần đầu tiên nêu mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông tại Việt Nam

(PLO)- Theo tờ trình của Bộ TT&TT, cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông được phép có một số cơ quan báo chí trực thuộc; được có cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp; được phép có doanh nghiệp trực thuộc hoặc góp vốn tại doanh nghiệp.