TS Ngô Trí Long đã có bài viết đóng góp ý kiến về Dự thảo xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế (GTGT, TTĐB, TNDN, TNCN, XNK và tài nguyên). Pháp Luật TPHCM xin trích đăng phần ý kiến của TS Long về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Tăng mức thuế phải đóng
Tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế có nhiều thay đổi nhất, chủ yếu theo hướng tăng mức thuế phải đóng. Một số mặt hàng được nhiều người quan tâm vào danh sách tăng thuế như ôtô bán tải, nước ngọt, thuốc lá. Nếu như ôtô bán tải tăng thuế suất từ 15% lên 33% thì mỗi lon nước ngọt, cũng có thể phải gánh thêm thuế.
Đối với Dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, đề xuất đưa nước ngọt vào diện chịu thuế TTĐB với thuế suất 10% nhằm mục tiêu chính là bảo vệ sức khỏe nhân dân do tác hại của tình trạng thừa cân, béo phì. Đây là một mục tiêu hợp lý, vì sức khỏe cộng đồng, lợi ích công cộng.
Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay chưa có đánh giá cụ thể về việc liệu việc đánh thuế ở mức 10% đối với nước ngọt như vậy sẽ làm giảm chậm tốc độ tăng tỷ lệ béo phì là bao nhiêu. Đây là yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc về hiệu quả của chính sách thuế.
Để việc đưa nước ngọt vào diện chịu thuế TTĐB với thuế suất 10%, có căn cứ và thuyết phục, cần đưa ra các thông tin và số liệu đầy đủ hơn để giải thích cho việc ban hành sắc thuế.
Cần có bằng chứng
Trước hết, tôi không phải là chuyên gia về dinh dưỡng và y tế, do đó tôi không có ý định đi sâu vào phân tích về nguyên nhân của căn bệnh béo phì, tiểu đường hay mối liên hệ về mặt khoa học giữa nước ngọt có đường và các loại bệnh lý này.
Thay vào đó, từ góc độ phân tích chính sách dựa trên bằng chứng, và để nâng cao tính thuyết phục của dự thảo, Ban soạn thảo cần làm rõ hoặc cung cấp thêm thông tin, số liệu để trả lời một số câu hỏi sau:
Thứ nhất, nguyên nhân của căn bệnh béo phì, tiểu đường? Theo thông tin tôi có được, tại Hội nghị Khoa học thường niên lần thứ VI do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tháng 11-2017 vừa qua, các nhà khoa học thuộc Viện Dinh dưỡng Việt Nam và Bộ Y tế đã công bố kết quả nghiên cứu “Thừa cân béo phì ở người trưởng thành Việt Nam: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ”.
Họ khẳng định hiện tượng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành tại Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm chế độ ăn nhiều thức ăn động vật, tình trạng thiếu vận động thể lực và sử dụng rượu bia ở mức có hại.
Như vậy, ở đây Ban soạn thảo cần có bằng chứng chỉ rõ mối liên hệ giữa sử dụng nước ngọt có đường và căn bệnh béo phì, tiểu đường ở Việt Nam.
Với giả định rằng thông tin mà Bộ Tài chính cung cấp là chính xác, Ban soạn thảo cần cung cấp thêm thông tin cho câu hỏi thứ hai – Người Việt có lạm dụng đồ uống có đường hoặc các sản phẩm chứa nhiều đường không? Hiện tại, Ban soạn thảo chưa có các bằng chứng thuyết phục về nội dung này.
Trong trường hợp các bằng chứng cho thấy hiện tượng lạm dụng đồ uống hoặc các sản phẩm chứa nhiều đường, việc đề xuất chính sách nhằm hạn chế việc tiêu thụ đường có thể được coi là có cơ sở.
Lúc này, Ban soạn thảo xác định đối tượng áp thuế TTĐB – Nên áp thuế TTĐB với tất cả sản phẩm chứa nhiều đường hay chỉ đối với nước ngọt có bổ sung đường? Ở trường hợp ngược lại, mục tiêu về sức khỏe cộng đồng sẽ không có sức thuyết phục
Lợi ít, hại nhiều
Về mặt lý thuyết, việc áp thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường sẽ giúp Chính phủ có thêm nguồn thu. Tuy nhiên, sắc thuế này cũng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (làm giảm doanh thu, lợi nhuận…), từ đó khiến cho nguồn thu của Nhà nước từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng VAT, thuế doanh nghiệp và phần nào là thuế thu nhập cá nhân bị sụt giảm.
Một số nghiên cứu quốc tế đã thực hiện việc tính toán về tác động của thuế TTĐB áp lên nước ngọt có đường đối với ngân sách công và đưa ra các kết quả không mấy khả quan.
Tại thời điểm Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga năm 2014, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng đưa ra ước tính rằng việc áp thuế TTĐB 10% lên đồ uống có ga không cồn có thể mang lại thêm 8,46 triệu đôla Mỹ cho ngân sách nhà nước nhưng lại làm ngành nước giải khát thiệt hại khoảng 40,2 triệu đô và kéo theo khoản thiệt hại khoảng 12,1 triệu đô cho các ngành khác.
Bộ Tài chính vừa đề nghị bổ sung nước ngọt bao gồm loại có gas, không gas, tăng lực, thể thao, trà, cà phê… vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ảnh: HOÀNG GIANG
Từ cơ sở trên, chưa đánh thuế đối với nước ngọt cho đến khi có nghiên cứu đầy đủ hơn về tình trạng béo phì và hiệu quả của chính sách thuế đối với việc giảm béo phì tại Việt Nam.
Nếu sau khi nghiên cứu và kết luận rằng đánh thuế có tác dụng hiệu quả để hạn chế béo phì thì cũng chỉ nên đánh thuế đối với nước ngọt có hàm lượng đường cao, vượt quá ngưỡng nhất định, tương tự như cách làm của một số nước Đông Nam Á.
Phương pháp này vừa giúp tránh đánh thuế đối với một số sản phẩm có hàm lượng đường tự nhiên mà nhà sản xuất không thể tách ra được, vừa đúng với mục đích đánh thuế vì nếu hàm lượng đường thấp thì không thể là nguyên nhân gây béo phì.
Thay vì giúp tăng nguồn thu cho ngân sách như dự kiến, thuế TTĐB lên nước ngọt có thể sẽ khiến thụt giảm ngân sách Mặc dù việc đánh thuế có thể tạo ra nguồn thu mới cho Chính phủ, nhưng cũng tác động tiêu cực lên doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp và việc làm ở Việt Nam và do đó sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu thuế VAT, thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Thiệt hại của doanh nghiệp sẽ lớn hơn dự kiến tăng ngân sách – Viện Quản lý Kinh tế Trung ương của Việt Nam (“CIEM”) cũng đưa ra ước tính vào năm 2014 rằng việc áp thuế TTĐB 10% lên đồ uống có ga không cồn có thể mang lại thêm 8,46 triệu đô la Mỹ cho ngân sách nhà nước nhưng lại làm ngành Nước giải khát thiệt hại khoảng 40,2 triệu đô và kéo theo khoản thiệt hại khoảng $12,1 triệu đô cho các ngành khác. Tại Indonesia: Bằng việc sử dụng dữ liệu về độ co giãn của giá (độ nhạy của giá) đối với đồ uống có ga, các nhà kinh tế xác định rằng mức tăng giá 0,22 đô la Mỹ sẽ tương ứng với mức thiệt hại khoảng 118 triệu đô la Mỹ tiền lương, giảm 917 triệu đô của GDP và 591 triệu đô thâm hụt ngân sách nhà nước. Tại Vương quốc Anh - Tổ chức Taxpayer’s Alliance tính toán rằng loại thuế mới sắp áp dụng lên nước ngọt từ năm 2018 có thể dẫn tới việc Vương quốc Anh sẽ mất đi 5.624 việc làm, tương đương với hơn 90 triệu bảng tiền lương. Việc này có thể gây ra thiệt hại cho Ngân khố của Vương quốc khoảng 17 triệu Bảng, cụ thể là giảm mức đóng góp cho Quỹ Bảo hiểm Quốc gia và thu thuế thu nhập cá nhân. |
Người Việt tiêu thụ đường, chất tạo ngọt ít nhất trên thế giới và uống nước ngọt ít hơn người dân ở các quốc gia khác Lượng tiêu thụ đường và chất tạo ngọt của người Việt Nam đều tương đối thấp - Tính trung bình, một người Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 10,2 kg đường và chất tạo ngọt trong năm 2013 (Biểu đồ 1), kém xa tỉ lệ trung bình của thế giới (24 kg) và mức trung bình ở nhiều nước khác.Đường và chất tạo ngọt chỉ cung cấp khoảng 4% tổng số năng lượng trong chế độ ăn hàng ngày của một người Việt Nam, và chỉ bằng phân nửa tỉ lệ trung bình của thế giới (8%). Thành phần chính trong khẩu phần ăn của người Việt vẫn là ngũ cốc (chiếm 57%), trong đó chủ yếu là gạo (chiếm 52%). Biểu đồ 1: Tiêu thụ đường và chất tạo ngọt bình quân đầu người ở một số quốc gia (kg) (2013) Người Việt Nam cũng tiêu thụ ít nước ngọt – Số liệu cũng cho thấy người Việt Nam tiêu thụ ít nước ngọt hơn nhiều so với người dân ở các quốc gia khác (Bảng 1) chứ chưa nói tới việc “lạm dụng” nước ngọt.
|