Người Việt không còn mê khuyến mãi khi mua hàng online?

(PLO)- Theo các đơn vị nghiên cứu hành vi tiêu dùng, khuyến mãi không còn là yếu tố quyết định hành vi mua hàng online của người tiêu dùng Việt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 7-3, nền tảng TikTok tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề xu hướng Shoppertaiment 2024. Tại buổi tạo đàm, bà Naree Nguyễn, Giám đốc kinh doanh khối đại lý, TikTok Việt Nam cho biết, hiện nay người tiêu dùng khu vực châu Á- Thái Bình Dương (APAC), đang có sự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng.

Người tiêu dùng Việt không còn mê khuyến mãi khi mua online

Dẫn số liệu từ báo cáo “Shoppertament 2024: Tương lai của tiêu dùng và thương mại châu Á- thái Bình Dương” do Accenture thực hiện, bà Nhi Nguyễn cho biết, có tới 79% người dùng APAC bị ảnh hưởng bởi nội dung không mang tính quảng cáo. Theo đó họ quan tâm về giá trị sản phẩm hơn là các nội dung quảng cáo cũng như chủ đề giá cả và khuyến mãi.

Tại thị trường Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc, người tiêu dùng có thiên hướng nghiêng về các đánh giá sản phẩm từ cộng đồng.

Người dùng tại đây tin tưởng vào các nội dung giới thiệu sản phẩm - dịch vụ, từ cộng đồng nhà sáng tạo nội dung. Họ ít nhạy cảm với quảng cáo và thông tin ưu đãi, ít dựa vào trực giác khi mua hàng.

Xu hướng này cũng cũng được bà Nhi Nguyễn nhấn mạnh khi trả lời các câu hỏi liên quan tới một phiên livestream bán hàng mới đây, khi đạt doanh thu 72 tỷ đồng chỉ trong 12 tiếng.

“Sự thành công của một phiên livestream đến từ rất nhiều yếu tố từ sức ảnh hưởng của người livestream, kịch bản, sản phẩm, tới quá trình tư vấn... Tuy nhiên, phải nói rằng hiện nay người tiêu dùng Việt Nam hiện nay mua hàng online không còn tâm lý bốc đồng hay khuyến mãi nữa mà họ dựa theo sự hiểu biết và giá trị sản phẩm mang lại”- bà Naree nói.

Cũng theo đại diện Tik Tok, báo cáo do Accenture thực hiện chỉ ra, có tới 48% người tiêu dùng cho biết cộng đồng sáng tạo nội dung (content community) có sức ảnh hưởng đáng kể lên hành vi và quyết định mua sắm của họ. Trong khi chỉ có 22% cho biết họ bị ảnh hưởng duy nhất bởi yếu tố thương hiệu.

“Thực tế cho thấy, thông qua cộng đồng này, một nội dung về sản phẩm thương hiệu được xuất hiện trên tài khoản của một nhà sáng tạo, cũng có thể ngay lập tức thu hút các nội dung trao đổi và chia sẻ từ cộng đồng theo dõi nội dung”- đại diện Tik Tok nhìn nhận.

Phát triển cộng đồng bán hàng lành mạnh

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đặng Thanh Định, Giám đốc điều hành Nerman, thương hiệu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp nam giới, cho rằng: Trong 3 năm đổ lại đây Nerman đã tăng giá sản phẩm khoảng 30%, và mỗi lần khuyến mãi cũng giảm cao nhất 5%, nhưng khách hàng vẫn trung thành với sản phẩm và vẫn duy trì top 1 trong ngành ở các sàn TMĐT.

Điều này chứng minh cho việc, khuyến mãi không còn là yếu tố quyết định sự thành công của một thương hiệu.

"Ngày nay người tiêu dùng muốn giá trị cộng thêm khi mua sắm, ví dụ quà tặng đi kèm, hoặc hậu mãi..."- ông Định gợi ý.

người tiêu dùng
Ông TS Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM (người thứ 4 từ trái qua) trao đổi tại buổi toạ đàm. Ảnh: THU HÀ

Ở góc độ quản lý nhà nước, TS Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, shoppertaiment (mua sắm kết hợp giải trí) đang là xu hướng phát triển trong thời gian gần đây, mà nổi trội là hình thức livestream và video ngắn.

Tuy nhiên để xu hướng này bền vững, thì cần tạo ra một môi trường mua sắm online lành mạnh từ việc quản lý chất lượng hàng hóa, quản lý thuế, tới chất lượng KOL, KOC khi tham gia sáng tạo nội dung trên không gian mạng.

"Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong các đơn vị như Tik Tok sẽ phối hợp cùng TP thực hiện các chương trình thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, người yếu thế... Đồng thời đẩy mạnh các phiên livestream ý nghĩa, gắn liền với mục tiêu phát triển của TP như xu hướng xanh, bền vững..."- ông Vũ đề xuất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm