Người Việt nói lái (kỳ cuối): Khi học trò “lái gió“

Nói lái tên

"Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" quả không sai. Như khi cha đưa con đến trường, cha la lên: "Thôi chết con ơi trễ giờ rồi!" Con vui vẻ nói: "Trễ giờ thì chở về thôi ba!".

Ảnh Tuổi Trẻ Cười

Ai đi học khi có những cái tên đẹp nhưng bị bạn bè nói lái kiểu đơn giản như… đang giỡn thì coi như "tiêu đời".

Những ai tên Đức dở khóc dở cười với Đức cống / Đức cạp / Đức cớp… Còn Hải, chịu chết thành Hải dưới. Còn Thái, đành sống quen với Thái dúi… Ta tên là Thanh, có “kẻ ác” ghép thêm thành "Thanh khùng", nói lái thành Khung thành, rồi “dịch nghĩa” thành Gôn! Trời ơi! Còn ai nhận ra tên ta nữa?

Ảnh Tuổi Trẻ Cười

Những cô tên Diễm thật sang, đẹp từ Diễm Trang, Diễm Trinh,Diễm Trâm bỗng trở thành (đố bạn nói lái). Hương lại bị gắn cho cái đuôi Hương bên đèo thành “Heo bên đường". Gia Bảo thành là Bao giả, Bích Đào bỗng biến thành Bào... Đít, Mai Liên thành Miên Lai, Dương Cầm thành Dâm Cường… Có cô gái bảo, bây giờ em phải đi gặp Mộng Trà. Ai cũng thắc mắc: Mộng Trà là ai, diễn viên, người mẫu hay hoa khôi nào đây? Hóa ra, Mộng Trà, là Mộng Chè, tức là… mẹ chồng!

Trêu ngay cả thầy giáo

Nghề giáo viên trong những năm bao cấp khó khăn trăm bề, ngay cả những chiều giáp Tết mà phải "chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi". Do vậy đã có những câu vè nói lái để những cô học trò tinh nghịch có dịp "trêu" giáo chức là dứt cháo:

- Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
hay: Thầy giáo…tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra… dán áo.
Thảm kịch của thầy giáo, phải tháo giầy,
Tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo.
Làm giáo chức, nên phải giứt cháo,
Thảo chương rồi, để được thưởng chao,
Lấy giáo án đem dán áo.

hay: Thầy giáo tháo giày, tháo giáo án dán áo

Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhòa cả hương

Làm giáo chức, phải giứt cháo

Thảo chương, rồi để được... thưởng chao'.

Nhường luôn hết cả nhà xe, nhè luôn hết cả xương

Nhường luôn miếng đất, nhất luôn cả miếng đường

Nhường tới tận rau, nhàu luôn tới tận xương

Nhường tới cái túi, nhúi...tới cái tường

Lấy lương hưu, để lưu hương.

rồi lại: Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấỵ
Thầy tu thù Tây, cầu đạo cạo đầu.

đế cả: Thầy giáo Bản Giốc, vừa bốc vừa giảng.

Còn có câu chuyện vui một ông thầy giáo khi đọc đề thi về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, thay vì đọc câu “Thuyền ta lái gió với buồm trăng” đã vô tư đọc thành “Thuyền ta ló giái với buồm trăng”, khiến cả lớp cười rần lên làm ông thầy sượng chết người. Thầy giáo bèn chữa cháy: Tôi hy vọng mai mốt các em thi vàoĐại học lớn(lợn học đái).

Cả lớp nhìn nhau rồi phá lên cười.

Ảnh Tuổi Trẻ Cười

Những thầy giáo vui tính từng giúp các em thư giãn trong những giờ học căng thẳng đã hỏi vui học trò:

Thầy giáo : Em hãy lý giải tại sao đàn ông, con trai thích đông zui?

Học trò nam: tại vì đông zui là đui zông, đui là mù, zông là gió, mù gió là mò …

Thầy giáo: thầy khoái mày rồi đó nhóc, lên phòng hiệu trường với thầy ngay.

Thầy giáo: Em hãy chứng minh nấu nướng là việc của con gái.

Học trò nữ: Dạ, nấu là đun, nướng là thui. Đun thui là đui thun... Mà đui là mù, thun là co. . .mù co là mò. . . ?!? Cho nên nấu nướng là việc của con gái, thầy ạ.

Thầy giáo đập bàn: Tôi thích em rùi đấy.

Cả lớp phá lên cười.

Màu tình yêu của cô cậu học trò

"Dân gian đã tổng kết bốn sắc màu của tình yêu, theo đúng các giai đoạn của đời người. Thuở mới yêu nhau, sắc màu đẹp nhất chính là màu nho (mò nhau). Khi đã lấy nhau rồi, về ở chung với cha với mẹ, phòng ốc chưa được riêng tư, lại sợ tai vách mạch rừng, cứ vội vội vàng vàng, mà thành ra màu lam (làm mau). Làm ăn khấm khá, có cửa có nhà, lúc này là lúc sung sướng nhất đây, với sắc màu pha lê (cứ phê là la). Nhưng rồi tuổi đời chồng chất, sức khỏe giảm dần, đến lúc chỉ còn lại với đời một màu đọt chuối (chọt là đuối).

Người Việt nói lái (kỳ cuối): Khi học trò “lái gió“ ảnh 5
Ảnh Tuổi Trẻ Cười

Lại nói chuyện yêu đương, bạn trẻ bây giờ xem ra cũng sòng phẳng lắm:Tiền ai nấy tính, tình ai nấy tiến! Và chẳng cần gìn vàng giữ ngọc như người thời xưa chi cho mất thời gian và công sức: Ăn cơm trước kẻng như ăn kem trước cổng! Cứ lao vào nhau thành ra yêu nhiều nên ốm - ôm nhiều nên yếu. Đến lúc thất bại thảm hại trong tình trường mới buột miệng than rằng: Tình theo giấc mộng tan, tàn theo giấc mộng tình. Rồi chợt ngộ ra rằng: Đời thay đổi khi ta thôi đẩy! Đành chép miệng mà dặn dò nhau: Đừng mơ hão mà thành hao mỡ!" (Theo Tuổi Trẻ Cười).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm