Trong đó Trạng Quỳnh, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương... gắn với những giai thoại nói lái châm biếm. Đương thời cũng như ngày nay khó ai vượt qua Trạng và bà chúa được...
Những giai thoại đối lái của Trạng Quỳnh
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Trạng Quỳnh: một ông Trạng giàu thông minh và trào phúng trong dân gian Việt Nam, có nhiều giai thoại liên quan đến việc đả kích chế độ phong kiếnpthời chúa Trịnh.
Nguyễn Quỳnh (1677-1748), một người có tính cách trào phúng nên được nhiều người yêu mến gán cho danh xưng Trạng Quỳnh".
Truyện kể, một lần Quỳnh dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn, bên ngoài có ghi hai chữ “đại phong”. Chúa không hiểu là món gì, hỏi Quỳnh, Quỳnh trả lời:
- Bẩm “đại phong” là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo,tượng lo là lọ tương đấy ạ.
Một buổi trưa, Trạng Quỳnh vào hầu chúa. Thấy chúa đang ngủ, sẵn bút mực, Quỳnh viết vào tường hai chữ “ngọa sơn” rồi về.
Sau khi thức giấc, chúa không hiểu Quỳnh muốn nói gì, bèn bảo Quỳnh giải thích, Quỳnh thưa:
- Ngọa nghĩa là nằm, nằm tất nhiên phải ngáy; sơn nghĩa là núi, núi tất phải có đèo. Hợp hai chữ lại, là ngáy đèo (Nếu nói lái lại thành đ… ngày).
Chúa căm Quỳnh lắm, nhưng không bắt bẻ được.
Một buổi trưa khác, một bà chúa thấy Quỳnh đang lấy chân vọc đám bèo trong một cái ao sen ven đường. Bà ngạc nhiên hỏi:
- Trạng làm gì đấy?
Quỳnh ngẩng lên thưa:
- Trời nóng quá, không ngủ được, tôi phải ra đây đá bèo chơi!
Bà chúa đỏ mặt bỏ đi.
Tương truyền gần quê của Trạng Quỳnh có một pho tượng đá trần truồng đứng giữa đồng, miệng tủm tỉm cười, tay trỏ xuống hạ bộ, chân mang đôi giày, gọi là tượng bà Banh. Quỳnh viết ngay một bài thơ vào ngực bức tượng, như sau:
Đề tượng bà Banh
Khen ai đẽo đá tạc nên mầy!
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt
Dưới chân đứng chéo một đôi giày
Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiểu
Hay là bốc gạo thử thanh thầy?
Có ngứa gần đây nhiều góc dứa
Phô phang chi ở đám quân nầy.
“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương
Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi Hồ Xuân Hương là "Bà chúa thơ Nôm" (1772-1822). Thơ của bà vừa thanh vừa tục nhất là thơ nói lái. Thơ của bà là tiếng nói của nữ quyền đả kích mạnh mẽ thói đời. Bà là người phụ nữ đầu tiên dám dùng thơ để châm biếm cả sư vãi:
Sư bị làng đuổi
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió thành ra phải lộn lèo!
Chùa Quán Sứ
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
Sáng banh không kẻ khua tang mít
Trưa trật nào người móc kẽ rêu
Cha kiếp đường tu sao lắt léo
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm/Con đường vô ngạn tối om om./Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc/Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm(Hang Cắc Cớ).
Hay: Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,/Rủ chị em ra tát nước khe(Tát Nước).
Tương truyền câu đối sau đây của Hồ Xuân Hương, cảm tác khi nàng đi qua cửa Đò ở đèo Ngang:
Khéo khen ai đẽo đá chênh vênh, tra hom ngược để đơm người đế bá;
Gớm con tạo lừa cơ tem hẻm, rút nút xuôi cho lọt khách cổ kim.
Có lần Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ, kẻ thách người đối thành câu sau đây:
Tán vàng, lọng tía, che đầu nhau đỡ khi nắng cực;
Thuyền rồng, mui vẽ, vén buồn lên rồi sẽ lộn lèo.
Giai thoại Tam nguyên Nguyễn Khuyến cho chữ
Một ngôi đền kế bên làng Yên Đỗ bị bà hỏa viếng thăm. Cụ Nguyễn Khuyến vẽ một chữ giống như cái chày dựng đứng nên gọi là "chày đứng" tức "đừng cháy" để răn dân làng bỏ thói mê tín dị đoan.
Cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy(1881 – 1968), cùng với cụ Ưng Bình Thúc Giạ thuộc thế hệ cuối cùng của Quốc tử giám. Cụ làm bài thơ Nhớ bạn thế này:
Nhớ Bạn
Nhắc bạn những thương tình nhạn bắc
Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông
Đêm thâu tiếng dế đâu thêm mãi
Công khó chờ nhau biết có không
Hoặc một bài thơ khác:
Đời chua, bậu cứ thử đùa chơi
Chơi ngổ xong rồi, kiếm chỗ ngơi
Bến đậu thênh thang, mời bậu đến
Ngồi đây say tít, ngấtngây đời.
Nhà thơ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy - Ảnh tư liệu
Cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy cũng có những câu thơ nói lái nổi tiếng khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1946:
Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ
Thầy tu mô Phật cũng thù Tây
Cũng có một người Huế có tài làm thơ nói lái nên đã được anh em văn nghệ sĩ đặt cho câu ca dao truyền miệng:"Chưa về nhắm rượu làng Chuồn/ Chưa nghe thơ lái sao buồn Võ Quê".
Theo nhà thơ, nhà báo Trần Hoàng Nhân, nhà thơ Võ Quê có một số bài thơ nói lái như sau:
Nhà thơ Võ Quê
Năm 1999, khi Huế hứng chịu trận lụt kinh hoàng, trước nỗi tan thương ấy, Võ Quê sáng tác bài thơ với những từ nói lái đầu tiên trong đời ông: "Trời lụt ca nhi cũng trụt lời/ Trời đong mưa lũ xuống trong đời/ Vái lạy lụt tan lành váy lại/ Đời cho du khách dạo đò chơi”.
Sau khi “trời lụt ca nhi cũng trụt lời” được bạn đọc hoan nghênh truyền miệng, Võ Quê cứ thế “tiến lên thơ lái”, mà ông gọi vui là “thái lơ”.
Khi vật giá leo thang hay xăng dầu tăng giá trước sự bức bối về sinh kế của người dân, Võ Quê có thơ lái: “Dầu xăng tăng giá dạ giăng sầu/ Đầu tiên trăn trở bạc tiền đâu/ Giật gấu vá vai theo vật giá/ Thâu đêm nhức nhối nghĩ thêm đau!” hoặc “Vật giá leo thang gạo lỏng nồi/ Nỗi lòng xa xót bạn nghèo ôi!/ Ngồi eo sèo với bao gian khó/ Gió khan đắng họng tái tê đời’.
Văn nghệ sĩ là người la cà với túi thơ, bầu rượu. Nhà thơ Võ Quê đã nhắn nhủ "đệ tử Lưu Linh", qua Lời bợm nhậurằng:
Sáu chai sai cháu bếp cồn luộc tôm!
Trong cuốn Thú chơi chữ(NXB Trẻ, 1990), hai nhà ngôn ngữ học Hồ Lê và Lê Trung Hoa cung cấp một số câu đối lái. Trong đó có một số thách đối có cặp từ ngữ nói lái rất lắt léo nên chưa có ai đối lại:
Bò lang chạy vào làng Bo
(có người đối: Mồi câu ném xuống cầu Môi – không chỉnh lắm).
Đầu Xuân Thế Lữ sắm hai thứ lễ: một quả lê tây, một quả lê ta.
(Nhà thơ Nguyễn Thứ Lễ có hai bút danh là Thứ Lễ và Lê Ta).
Trong cuộc sống hằng ngày, bạn đã từng nghe nói lái hay từng bị bạn bè trêu ghẹo bằng nói lái mà bỗng ngớ ra rồi phá lên cười. Nếu có mời bạn hãy tham gia diễn đàn về "nói lái" kiểu vui là chính rất văn hóa của người Việt.
Nói lái kiểu Quảng Nam Trong bài“Quảng Nam Nói Lái”,tác giả Huỳnh ngọc Chiến đã viết: "Nước ta có rất nhiều vùng nói lái, và mỗi vùng đều ít nhiều mang một sắc thái riêng. Tuy nhiên, cách nói lái hòa nhập tự nhiên trong ngôn ngữ đời thường có lẽ phải nói đến vùng đất Quảng Nam, trong thi văn và nhất là trong cuộc sống hàng ngày. Giọng Quảng Nam phát âm rất sai nhưng chính đặc điểm này lại là miếng đất màu mỡ cho Nói lái phát triển. Ở xứ Quảng Nam có ông Dương Quốc Thạnh, biệt hiệu Sơn Hồ, chuyên làm thơ nói lái theo thể Đường luật. Có một cậu công nhân gốc Hội An làm việc ở Phú Ninh quan hệ với một cô thợ may ở địa phương mang bầu. Cậu về thú thực với gia đình và xin cưới gấp nhưng ba mẹ không chịu. Ông lại là người quen biết cả hai bên nên nhà gái nhờ ông thuyết phục bên nhà trai. Cuối cùng đám cưới vẫn được diễn ra với cô dâu mang bụng bầu 6 tháng (!). Không khí nặng nề giữa hai họ được giải tỏa hoàn toàn khi ông, với tư cách chủ hôn, đọc bài thơ này và nhà trai thực sự vui vẻ khi tuyên bố nhận con dâu. Ai bàn chi chuyện đã an bài, Trai khiển đồng tình gái triển khai. Cứ sợ cho nên thànhcớ sự, Mai than mốt thở lỡmang thai. Tính từ ngày tháng vương tình tứ, Khai ổ bây giờ báo khổ ai. Cưỡng chúng ông bà nghecũng chướng, Thôi đành để chúng được thành đôi! Nói lái kiểu Quảng Nam thường mang đặc điểm “chém to kho mặn” của người dân vùng đất này, nghĩa là người ta khoái nói lái “mặn”. Trong các nhóm chữ nói lái, hầu hết đều nhắc đến bộ phận kín đáo trên cơ thể hoặc những điều bị xem là “cấm kỵ” trong ngôn ngữ, chỉ có người bình dân mới dám mạnh dạn nói dưới hình thức nói lái, dù chỉ để thư giãn. Bùi Giáng là nhà thơ thường đưa vào ngôn ngữ của mình cái lối cà rỡn trào lộng của người dân Quảng Nam, đặc biệt là cách nói lái tinh quái của quê hương ông. Người đọc thường gặp trong thơ của ông nhiều từ nói lái đùa bỡn mà trữ tình, thâm thúy: Lọt cồn trận gió đi hoang Tồn liên ở lại xin làn dồn ra (Mưa nguồn) Cá ở ngoài khe có ít nhiều Cồn lau cỏ lách có hoang liêu Em về có hỏi răng ri rứa Nhắm mắt đưa chân có bận liều(Bờ trần gian) Các cô chủ quán người Quảng Nam tại các quán nhậu, ngoài bản chất nói lái cố hữu, dường như được “trui rèn” thêm qua nền ”văn hóa nhậu” nên khả năng nói lái đáng nể, khiến ngay các “chuyên gia nói lái” cũng lắm khi phải chịu bái phục. Tên các món ăn thức uống đều trở thành phương tiện để đùa bỡn, chọc ghẹo nhau: - Lươn thì phải có món lươn nấu với rau dền, hay gọi tắt làlươn dền. - Dưa leo thì phải là loạileo đá và phải đượcthái dọc ăn mới ngon. - Mực thì món đặc biệt vẫn là mực xào với ngò, là món mực ngò. -Ăn mít phải chọn mít đặt và có người đút cho thì ăn mới thấy ngon". |