Ở thành phố, nhiều người thường tiêu chuẩn hoá nhà ở, đa số phòng ngủ hoặc phòng khách không có ban công, có nhà lại xây ban công ở phía ngoài nhà bếp để người trong nhà có thể sưởi nắng, nhưng có nhiều gia đình lại thích xây kín ban công lại.
Việc bịt kín ban công để làm mở rộng diện tích nhà ở, có lợi cho việc ngăn chặn bụi bẩn và tạp chất từ bên ngoài bay vào nhà, thậm chí còn có tác dụng chống trộm, cũng khó có thể nói cách làm này là được ít mất nhiều.
Nhưng điều này lại phạm vào luật phong thuỷ, ảnh hưởng đến sự thu nạp khí từ cửa và còn rất bất lợi đối với sức khoẻ con người.
Ảnh minh họa
Nếu ban công bị bịt kín thì nhà ở không được thông thoáng, làm không khí trong phòng ngột ngạt, hàm lượng không khí lưu thông sẽ giảm xuống.
Hơn nữa, sẽ gây nên bội nhiễm cho cơ thể người, gây nên các chứng bệnh về hô hấp, bài tiết mồ hôi cho người trong gia đình, cộng thêm các thiết bị nấu nướng, lò sưởi, máy nước nóng toả ra rất nhiều khí có hại, nếu ban công bị bịt kín thì sẽ sinh ra vi khuẩn trong phòng.
Nếu sống lâu ngày trong đó sẽ dễ làm người nảy sinh ác tâm, đau đầu chóng mặt, và các chứng bệnh mệt mỏi khác. Tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời không chỉ làm giảm bớt mật độ vi khuẩn.
Nhờ ánh nắng mặt trời, sức khoẻ của con người cũng tốt hơn, tinh thần phấn chấn hơn, nếu bịt kín ban công sẽ làm giảm bớt ánh nắng chiếu vào phòng, không chỉ dễ dàng bị mắc các bệnh do vi khuẩn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và sinh ra căn bệnh còi xương.
Vì vậy, tốt nhất là không nên bịt kín ban công, nhưng cũng không vì mục đích là tận dụng nguồn ánh sáng thiên nhiên và thông gió mà lại tạo hình ban công theo kiều khoét lỗ để thể hiện phong cách châu Âu và cũng là để tăng thêm ưu điểm khi bán nhà.
Ban công khoét lỗ có lợi về mặt ánh sáng và thông gió, nhưng đã phạm vào đại kỵ “Tất hạ hư không” trong phong thuỷ học.
Khi người bên ngoài nhìn sang ban công, có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ hoạt động bên dưới của người trong phòng, ảnh hưởng đến sự riêng tư thì không bàn tới, mà còn rất bất lợi đối với sức khoẻ và tâm lý của người trong gia đình. Chuyên gia phong thuỷ gợi ý cách làm như sau:
Một phần ba phần dưới của ban công là tường gạch, còn hai phần ba phần bên ữên là cửa sổ kính, cho nên cách tốt nhất là thường xuyên mở của sổ ra. Như vậy, không phạm phải “Tất hạ hư không” mà còn giải quyết được vấn đề thông thoáng, đồng thời không ảnh hưởng đến sự nạp khí của thuyết phong thuỷ.
Xây ban công hợp phong thủy
1. Không bố trí ban công ở vị trí có con đường đối diện chọc thẳng vào nhà
Nếu bố trí bancông ở vị trí này thì sẽ có một luồng khí cực mạnh xông thẳng vào nhà bạn. Điều này sẽ làm giảm, thậm chí mất đi những vận khí tốt và khiến những người sống trong nhà dễ bị bệnh tật, ốm đau.
2. Không bố trí ban công đối diện trực tiếp với các góc nhọn
Theo quan niệm truyền thống, những hình tròn viên mãn thường được ưa chuộng, các góc cạnh nhọn sẽ mang lại những điều không tốt. Khi góc nhọn đâm thẳng vào bancông nhà với khoảng cách càng gần hoặc góc càng nhọn thì sẽ càng bất lợi cho vận khí của ngôi nhà và gia chủ.
3. Ban công không được đối diện với con đường ngoằn ngoèo gấp khúc
Rất nhiều ngôi nhà hiện nay có bancông đối diện với những con đường gấp khúc. Từ bancông nhìn ra sẽ thấy rất rõ những đoạn gấp khúc này. Cách bố trí này sẽ không tốt cho ngôi nhà bởi những con đường ngoằn ngoèo đó chính là nguyên nhân làm giảm dòng khí tốt khi chảy vào nhà bạn.
4. Ban công không được đối diện với cửa ra vào (cửa chính ở phòng khách) và nhà bếp
Nếu bancông được bố trí ở vị trí như vậy thì gia chủ nên dùng rèm cửa để ngăn cách. Ngoài ra, gia chủ có thể dùng phòng phụ để ngăn giữa bancông và phòng khách hoặc đặt một bể cá hay một chậu cây.
Khi bố trí bancông nên tránh những điều cấm kỵ của phong thủy - Ảnh minh họa: BĐS
Đa số các gia đình hiện nay đều phạm phải một trong những điều cấm kỵ trên khi bố trí bancông.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hóa giải những điểm xấu trên bằng cách đặt giỏ hay chậu hoa quanh bancông để ngăn cách với bên ngoài, hoặc có thể dùng chuông gió, bể cá để làm giảm lượng khí xấu xông thẳng vào ngôi nhà.