Nhà sử học Nguyễn Đình Tư nhận Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu

(PLO)- Công trình nghiên cứu trên 20 năm Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của nhà sử học 103 tuổi Nguyễn Đình Tư được trao Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu năm 2023.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 16-9, tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP.HCM diễn ra lễ trao Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu lần 11 năm 2023.

Đến tham dự lễ trao giải có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; Phó tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Nguyễn Thị Hậu…

Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu được thành lập từ năm 2002 với mục tiêu động viên, khích lệ cho các tác giả có các công trình nghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởng tại Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ (từ Ninh Thuận đến Cà Mau).

giai-thuong-tran-van-giau.jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi gửi lời chúc mừng nhà sử học Nguyễn Đình Tư với công trình ý nghĩa.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi gửi lời chúc mừng cụ Nguyễn Đình Tư với công trình ý nghĩa; các tác giả, tập thể tác giả được nhận giải thưởng qua các kỳ. Đồng thời, đánh giá cao Ủy ban giải thưởng, Hội đồng khoa học đã làm việc tích cực để phát hiện, bình chọn, trao giải những công trình xứng đáng.

Theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, đây là những công trình nghiên cứu nghiêm túc với tâm huyết lớn cho lịch sử, văn hóa cả nước, Nam bộ và TP.HCM. Qua đó, các hội, tổ chức, trường Đại học, Viện, địa phương nếu làm theo cách này sẽ phát hiện và giới thiệu được nhiều công trình, tác giả để xem xét bình chọn và trao giải.

“Chúng ta làm giàu thêm danh sách các công trình từ giải thưởng để làm giàu thêm kho dữ liệu quý cho quá trình nghiên cứu, làm cơ sở cho hoạch định chiến lược, phát triển, đề ra những chính sách cho sự phát triển của TP trong thời gian tới”- Chủ tịch Phan Văn Mãi nói.

giai-thuong-tran-van-giau-2.jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu lần thứ 11 cho nhà sử học Nguyễn Đình Tư.
FB_IMG_1694853455946.jpg
Nhà sử học Nguyễn Đình Tư

TP.HCM luôn quan tâm đến việc giữ gìn phát huy các giá trị lịch sử, truyền thống, trong quá trình phát triển. Từ những hoạt động, công trình được trao giải thưởng sẽ góp phần nâng cao thêm nhận thức xây dựng những định hướng, chính sách đúng đắn để phát triển văn hóa, xã hội đóng góp cho sự phát triển bền vững của TP.HCM.

"Hi vọng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức tiếp tục có những đóng góp, góp ý trong quá trình phát triển của TP. Giúp TP phát triển bền vững, cân bằng trong việc đầu tư phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội" - Chủ tịch Phan Văn Mãi bày tỏ.

giai-thuong-tran-van-giau -1.jpg
Nhà sử học Nguyễn Đình Tư chia sẻ tại buổi nhận giải.

Chia sẻ về mục đích thực hiện tác phẩm, nhà sử học Nguyễn Đình Tư cho rằng lâu nay chưa thấy tác phẩm nào viết về TP.HCM bao quát ở mọi lĩnh vực. Do đó, cụ muốn viết một tác phẩm mà có thể bao quát các khía cạnh của TP để góp phần đem tiếng tăm của TP.HCM vang danh khắp thế giới.

giai-thuong-tran-van-giau-3.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng nhà sử học Nguyễn Đình Tư.

Dù tuổi già, trí nhớ hạn hẹp nhưng cụ Nguyễn Đình Tư đã dành ra hơn 20 năm nghiên cứu tài liệu, đi khắp các thư viện, các kho lưu trữ tích lũy thông tin chắp bút viết về TP.HCM từ khởi thủy đến ngày hôm nay.

"Chúng ta có thể xem tác phẩm như một cuốn cẩm nang để khi muốn tìm hiểu một vấn đề gì liên quan đến TP có thể dễ dàng tìm thấy mà không phải đi tìm đâu xa"- sử gia Nguyễn Đình Tư chia sẻ.

Tác phẩm Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM: Dặm dài lịch sử (1698-2020) gồm sáu phần chính, chia thành hai tập với hai mốc thời gian từ 1698 - 1945 và 1945 - 2020.

nguyen-dinh-tu.jpg
Bộ sách “Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020)” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư được NXB Tổng Hợp TP.HCM giới thiệu rộng rãi vào đầu năm 2023

Tác phẩm cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát, chi tiết về các giai đoạn lịch sử từ năm 1698- 2020; bao gồm các chế độ chính trị, các lĩnh vực hoạt động về hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, tôn giáo tín ngưỡng, thể dục thể thao...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm