Nhà văn Thương Hà trăn trở về phận người sau chiến tranh

(PLO)-  Tiểu thuyết Vùng biên không yên tĩnhNhững oan hồn bất tử là 2 trong 6 'đứa con tinh thần' của nhà văn Thương Hạ được chị viết trong vòng 2 năm qua. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 15-7, tại TP.HCM nhà văn Thương Hà đã có buổi giới thiệu và ra mắt hai “đứa con tinh thần” của mình là tiểu thuyết Vùng biên không yên tĩnhNhững oan hồn bất tử do NXB Đà Nẵng ấn hành.

Hai tiểu thuyết "Vùng biên không yên tĩnh" và "Những oan hồn bất tử" của nhà văn Thương Hà. Ảnh: H.K.

Hai tiểu thuyết "Vùng biên không yên tĩnh" và "Những oan hồn bất tử" của nhà văn Thương Hà. Ảnh: H.K.

Vùng biên không yên tĩnh là tiểu thuyết gồm 36 chương, dày 408 trang, xoay quanh cuộc đời của nhân vật Bình, sống trong một ngõ nhỏ Hà Nội.

Nhìn bằng ánh mắt dửng dưng của láng giềng, thì ông Bình là một nhà văn sống một mình, sống khép kín.

Vẻ ngoài lập dị không thể nào che giấu nội tâm luôn luôn bị giằng xé và u uẩn của ông Bình. Bởi lẽ, ông Bình phải mang vác nỗi ám ảnh một cựu binh chiến trường Campuchia.

Trên diễn đàn văn chương Việt Nam đã có không ít nhà văn là những người trong cuộc viết về đề tài chiến tranh biên giới như Sương Nguyệt Minh với Miền hoang, Nguyễn Thành Nhân (Mùa xa nhà), Đoàn Tuấn (Mùa chinh chiến ấy), Bùi Quang Lâm (Đất K) ….

Là một nhà văn trẻ sống trong thời bình, nhà văn Thương Hà đã chọn cho mình một góc nhìn riêng biệt, đó là góc độ của người quan sát, viết hậu chiến của một người đàn ông Hà Nội sau khi trở về từ chiến trường Campuchia, sống với nỗi ám ảnh đó như thế nào. Ảnh: NVCC.
Là một nhà văn trẻ sống trong thời bình, nhà văn Thương Hà đã chọn cho mình một góc nhìn riêng biệt, đó là góc độ của người quan sát, viết hậu chiến của một người đàn ông Hà Nội sau khi trở về từ chiến trường Campuchia, sống với nỗi ám ảnh đó như thế nào. Ảnh: NVCC.

"Một tác giả sinh ra trong hòa bình như Thương Hà, dám động bút vào đề tài hậu chiến đã là một thử thách đáng ái ngại, không ngờ chị lại viết rất khéo và viết có văn" - nhà văn Lê Thiếu Nhơn cho hay.

Bên cạnh đó, nhà văn Lê Thiếu Nhơn cho rằng: "Tiểu thuyết của Thương Hà không gợi lại vết thương chiến tranh để thêm đau đớn, thêm ê chề. Tiểu thuyết của Thương Hà dự phần hóa giải". Ảnh: H.K.

Bên cạnh đó, nhà văn Lê Thiếu Nhơn cho rằng: "Tiểu thuyết của Thương Hà không gợi lại vết thương chiến tranh để thêm đau đớn, thêm ê chề. Tiểu thuyết của Thương Hà dự phần hóa giải". Ảnh: H.K.

Còn với tiểu thuyết Những oan hồn bất tử, tác phẩm gồm 28 chương với 300 trang sách viết về nạn nạo phá thai ở các cô gái trẻ.

Nhân vật chính trong tiểu thuyết này là Linh khi đang học lớp 11 đã yêu một chàng trai lớn hơn cô 1 tuổi. Tình cảm giữa Linh và Việt không dừng lại ở lứa tuổi học trò.

Họ đã ăn trái cấm quá sớm nhưng không biết hoặc không muốn dùng đến các biện pháp ngừa thai an toàn.

Kết quả của cuộc tình đầu đời này khiến bố mẹ Linh phải đưa cô đến bệnh viện phá bỏ mầm sống đang tượng hình trong bụng.

Ra mắt cùng lúc hai tiểu thuyết, nhà văn Thương Hà cho thấy “sức viết” tràn đầy của mình. Nhà thơ Trần Hoàng Nhân cũng phải xuýt xoa về sức viết của của nữ nhà văn: "Trong 2 năm in 6 tiểu thuyết, tác giả này viết khoẻ thật". Ảnh: H.K.

Ra mắt cùng lúc hai tiểu thuyết, nhà văn Thương Hà cho thấy “sức viết” tràn đầy của mình. Nhà thơ Trần Hoàng Nhân cũng phải xuýt xoa về sức viết của của nữ nhà văn: "Trong 2 năm in 6 tiểu thuyết, tác giả này viết khoẻ thật". Ảnh: H.K.

Bên cạnh đó, nhà thơ Trần Hoàng Nhân cũng nhận định xuất thân của nhà văn Thương Hà học chuyên ngành luật và tâm lý, nên việc khai thác và diễn đạt tâm lý nhân vật trong các tác phẩm của cô rất hay và lôi cuốn người đọc.

Nhà văn Thương Hà thuộc thế hệ 8X, cô mới xuất hiện gần đây với các tác phẩm Người PTSD, Bóng đêm của Diệu, Một con đường, NALIS Xô dạt bờ định mệnh

Nói Thương Hà “mới xuất hiện” nhưng thực ra cô đã viết từ rất lâu, thời còn đi học.

Dù bị cha mẹ cấm cản, nhưng khi có cuộc sống tự lập, tự chủ thì nữ nhà văn đã trở lại với đam mê của mình viết và viết.

Thương Hà cho biết cô viết như một nhu cầu tự thân, không mưu cầu gì khác ngoài được trải lòng thành câu chữ. Viết với Thương Hà còn là “để chơi” như mỗi chúng ta đều có thú vui, niềm đam mê vậy.

"Khi viết, em chỉ mong được in thành sách và để các cuốn sách của mình bên cạnh sách của bố em" – nhà văn Thương Hà tâm sự.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm