Nhà văn Trần Trà My: 'Không có ai sinh ra là người xấu!'

(PLO)- Mặc dù bị khuyết hai chân và tay chỉ dùng được một ngón,  nhưng nhà văn Trần Trà My vẫn đi khắp nơi để truyền cảm hứng sống đến mọi người.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sinh ra tại Đông Hà (Quảng Trị), nhà văn Trần Trà My không may mắn như những người bạn đồng trang lứa. Lúc ba tháng tuổi, trên người chị nổi những chấm li ti. Sau những ca phẫu thuật, điều trị tại bệnh viện, đôi chân của chị không thể đi lại được, đôi tay cũng yếu dần, chỉ duy nhất một ngón tay có thể gõ phím.

Dẫu vậy, chị vẫn miệt mài dùng ngón tay duy nhất có thể gõ phím ấy để sáng tác văn chương.

nhà văn trần trà my

Nghị lực vươn lên mạnh mẽ

Chưa một lần được đến trường, cuộc sống vỏn vẹn gói trọn trong bốn bức tường, thế nhưng không vì thế mà nhà văn Trần Trà My từ bỏ khát vọng của mình. Chị bắt đầu tập viết, tập đi và làm quen dần với máy tính. Khi những con chữ ra đời, chị bắt đầu viết nên những cảm xúc, suy nghĩ, những câu chuyện qua tản văn, truyện ngắn.

Bên cạnh viết lách, dù di chuyển không dễ dàng, đi lại khập khiễng nhưng với sự hỗ trợ của khung tập đi, nhà văn Trần Trà My đã đi rất nhiều nơi từ Bắc – Trung – Nam thậm chí My có những chuyến đi ra nước ngoài để truyền cảm hứng cho mọi người.

Nhà văn Trần Trà My 1.jpg
Dù di chuyển không dễ dàng, đi lại khập khiễng nhưng với sự hỗ trợ của khung tập đi, nhà văn Trần Trà My đã đi rất nhiều nơi.

Một người quen của nhà văn Trần Trà My, nhà văn Tống Phước Bảo cho biết My trải qua rất nhiều thăng trầm, không phải ai rơi vào trường hợp như chị cũng có được nghị lực như thế để vươn lên.

Sau khi bắt đầu vào TP.HCM, My có nghị lực sống tốt, một người bình thường rời xa quê sống một mình trên thành phố đã không phải chuyện dễ dàng, còn My bị khuyết tật lại tự thân bươn chải cuộc sống, tự học quyết tâm theo đuổi đam mê bất chấp khó khăn muôn trùng phía trước.

Bên cạnh đó, nhà văn Tống Phước Bảo chia sẻ thêm về nhà văn Trần Trà My, cũng như nhiều phụ nữ bình thường khác, có những khát khao hạnh phúc giản đơn, đó là tìm ra được một người bạn đời yêu thương gắn bó với mình. Đôi khi, câu chuyện cuộc đời My là câu chuyện xứng đáng để truyền cảm hứng sống đến mọi người.

“Khi đọc tác phẩm của My, đôi khi sẽ cảm thấy hơi buồn và u uẩn nhưng tổng thể những cuốn sách này làm bừng sáng lên một tia hy vọng trong cuộc sống. Lăng kính mà My truyền đi cái tình cảm trong mỗi cuốn sách thì bạn đọc sẽ thấy được phía sau đó là khát khao được yêu thương vỗ về” - nhà văn Tống Phước Bảo bày tỏ.

Lấy đời mình để truyền cảm hứng

Nhiều người bày tỏ khi tiếp xúc với My, ở My toát lên một năng lượng rất tích cực, một nghị lực sống rất mạnh thể hiện trên khuôn mặt rạng ngời của cô. Do vậy, những bước chân của My trên hành trình đi đến những vùng đất khác nhau đều được cô đúc kết lại trong chính tác phẩm của mình.

Ông Trần Đình Ba, Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Tổng hợp TP.HCM cho biết khi đọc bản thảo, ông cảm thấy đồng cảm với những câu chuyện mà nhà văn Trần Trà My viết.

“Những tác phẩm của My đều nhẹ nhàng, đơn giản nhưng tính hướng thiện và tính nhân văn rất cao”, ông Trần Đình Ba nói và cho biết thêm nếu bạn đọc quan tâm sẽ thấy những tác phẩm của My đều có điểm chung đến từ chất liệu của từng trang giấy, bìa sách… tất cả chất liệu hay tổng thể của tác phẩm đều là My yêu cầu. Đây cũng là điểm đặc biệt, nhìn sẽ thấy giấy này hơi chất cũ kỹ, thời giấy đen nhưng lại rất bình dị.

Việc phát hành tác phẩm, ngoài ý nghĩa nội dung tác phẩm, bản thân tác giả chính là tấm gương cho thấy cuộc đời vẫn còn nhiều điều tốt đẹp.

“My chịu nhiều thiệt thòi nhưng vẫn vươn lên, sống lạc quan, vượt qua khó khăn nội tại bản thân, đó là hiệu ứng để tác phẩm đến với đông đảo độc giả” - ông Ba bày tỏ.

Nói về chi tiết đặc biệt trong các tác phẩm của mình, nhà văn Trần Trà My cho biết đó là loại giấy hoàn toàn tự nhiên, không pha chế, không có hại cho sức khỏe, bền theo thời gian và không bị lem màu. Mặc dù chi phí giấy cô sử dụng cao hơn bình thường nhưng cô vẫn muốn sử dụng đưa vào tác phẩm của mình.

Dù khó khăn trong di chuyển nhưng My đi rất nhiều, thường là biên giới và trại giam. Bản thân My chính là nhân chứng sống để truyền tải tính hướng thiện con người. Khi đến đó, chính hoàn cảnh của My làm những người tiếp xúc với My sẽ có sự chuyển hóa trong suy nghĩ và giao tiếp xã hội.

Nhà văn Trần trà My 3.jpg
Không có ai sinh ra là người xấu cả, đôi khi chúng ta vì một vài lý do gì đó phải như vậy” - nữ nhà văn tâm sự.

“Đã có rất nhiều nhà văn liên hệ tới trại giam nhưng không được, vì phải xin phép rất nhiều. Tôi cảm thấy rất may mắn, đối với tôi đó chính là sứ mệnh. Đến đó, My nghe được phạm nhân chia sẻ, My rất là thương. Đơn giản My tới đó vì được nghe họ chia sẻ về chính câu chuyện của họ, nghe để nhẹ lòng và không bình luận phán xét và giúp họ có thêm niềm tin, nghe chính trái tim của mình.

Không có ai sinh ra là người xấu cả, đôi khi chúng ta vì một vài lý do gì đó phải như vậy” - nữ nhà văn tâm sự.

Ông Trần Đăng Tiến, Phó bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Tây Ninh cho biết ông rất ấn tượng với ý chí vượt qua nghịch cảnh để vượt qua số phận của Nhà văn Trần Trà My.

Ông Tiến và Nhà văn Trần Trà My có cùng điểm chung là thích làm công tác thiện nguyện nên đến với nhau cũng gần gũi hơn.

“Rất cảm phục My, đi lại khó khăn nhưng mời là My đi liền không do dự. Đi đến với các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, đến động viên thanh niên đang chấp hành án phạt tù, đi ra tận ngoài khu vực biên giới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm