Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000

Sáu ca khúc gồm Mẹ yêu con, Vượt trùng dương, Bài ca năm tấn, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh Dáng đứng Bến Tre.

 

NSND Thu Hiền hát Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh. (Nguồn: YouTube)

Những người con xứ Nghệ Tĩnh luôn tự hào về ông, người đã đưa tên quê hương Hà Tĩnh vào ca khúc Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh và trở nên nổi tiếng. Ca khúc này được nhiều thế hệ người yêu âm nhạc hát nhiều nhất. 

NSND Thu Hiền từ Hà Nội vào TP.HCM để tiễn biệt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. NSND Thu Hiền ghi vào sổ tang: “Cháu vô cùng tự hào đã thể hiện ca khúc Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh của bác”. Ảnh: NĐT

Ngay cả cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi đến thăm đã hát cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bài Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh. 

Và với hai ca khúc Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã được tỉnh Hà Tĩnh tri ân mỗi tháng 5 triệu đồng từ tháng 9-2014 đến cuối đời là ngày 26-12 khi ông trút hơi thở cuối cùng tại TP.HCM.

Nhìn nhận chặng đường sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đánh giá về ca từ: "Những ca khúc do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết ca từ đã đóng góp một cách xứng đáng cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Anh không chỉ là một nhạc sĩ mà còn là một nhà thơ thực thụ.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ. Ảnh: Tư liệu

Điểm nổi bật và xuyên suốt đó là anh luôn luôn đi sâu khai thác, phát huy và sáng tạo vốn âm nhạc dân gian khắp miền đất nước. Những tác phẩm của anh thường hay phảng phất âm hưởng dân ca như đồng bằng Bắc bộ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tày, Thái, Mông, Nam Trung bộ và Nam bộ.

Những ý, từ mộc mạc trong đời sống bình thường được chuyển tải bằng giai điệu uyển chuyển, mượt mà và gợi cảm. Một bước ngoặt đáng lưu ý là anh đã phổ nhiều bài thơ của các tác giả, trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh, Lưu Trọng Văn, Nắng Hồng, Từ Huy…”.

Người học trò, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên chia sẻ: “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là người thầy đã dạy cho tôi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm nghề. Thầy là người rất uyên bác, có tấm lòng rộng mở, luôn nhiệt thành, sẵn sàng giúp đỡ, truyền dạy kinh nghiệm cho các nhạc sĩ trẻ.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Ảnh: Tư liệu

Ông là người thầy đáng kính của bao thế hệ nhạc sĩ tên tuổi như Nguyễn Ngọc Thiện, Từ Huy, Nguyễn Đức Trung, Lê Văn Lộc... Nay thầy đã ra đi, thế hệ nhạc sĩ đã có tuổi chúng tôi thành kính tri ân, kính gửi đến thầy nén nhang tưởng nhớ với nỗi buồn khôn nguôi”.

Ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ: "Ông có thể nói về lịch sử âm nhạc Việt Nam cả buổi mà không thấy chán. Khi nhạc sĩ về già, tôi thường đến thăm ông, cảm nhận ông mừng như trẻ con mỗi lần khách đến.

Ca sĩ Ánh Tuyết và nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Ảnh: Tư liệu

Vài năm nay, tôi chuyển về Hội An nên không còn qua chào hỏi ông thường xuyên như trước. Ông là một trong số cây đa, cây đề hiếm hoi của nhạc Việt ngang tầm với Phạm Duy, Văn Cao về trình độ âm nhạc, kiến thức...".

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý tuổi Tý hay tuổi Sửu
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý tuổi Tý hay tuổi Sửu
(PLO)- Ông bà ta thường đặt tên con theo năm sinh, con giáp và nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng không ngoại lệ. Thế nhưng trên nhiều báo đài đều ghi ông sinh năm 1925 (Ất Sửu) hưởng thọ 94 tuổi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm