Nhập khẩu phân bón từ Nga đang gặp khó khăn

Ngày 9-3, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) có thông tin gửi tới báo chí về tình hình cung cầu phân bón trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine.

Tình hình căng thẳng, xung đột giữa Nga-Ukraine đã tác động mạnh tới nguồn cung và giá phân bón trên thế giới. Ngay sau cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra, giá phân bón thế giới lập tức tăng 8-12% so với thời điểm trước đó.

Đối với thị trường phân bón trong nước, đánh giá của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho thấy cũng không ngoại lệ, cũng bị ảnh hưởng về nguồn cung và giá.

Tình hình căng thẳng, xung đột giữa Nga-Ukraine đã tác động mạnh tới nguồn cung và giá phân bón trên thế giới. Ảnh minh họa.

Theo Bộ NN&PTNT, hàng năm, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ Nga khoảng 130.000 - 380.000 tấn, chiếm khoảng 3-9,5% tổng khối lượng nhập khẩu, chủ yếu nhập phân Kali, phân NPK và DAP.

Lượng phân Kali nhập từ Nga khoảng 68.000-200.000 tấn/năm, chiếm từ 7,2-18,6% so với tổng lượng nhập khẩu loại phân bón này. Tuy nhiên, hiện việc nhập khẩu phân bón từ Nga gặp nhiều khó khăn.

"Việc nhập khẩu phân bón từ Nga gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với phân Kali do cả Nga và Belarus chiếm gần 50% lượng Kali cung cấp trên toàn thế giới" - Cục Bảo vệ thực vật cho biết.

Hàng năm, Việt Nam sử dụng trung bình trên 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp, bao gồm cả nguồn cung trong nước và nhập khẩu. Hiện tại các nhà máy trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như phân lân, phân Ure, phân NPK và hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Các nhà máy sản xuất DAP đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu.

Riêng với phân Kali và phân SA phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu. Phân bón hữu cơ sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu mà không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Trước những biến động nguồn cung và giá phân bón trên thị trường thế giới do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, nhằm duy trì đảm bảo nguồn cung phân bón, Cục Bảo vệ thực vật kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội phân bón Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế nguồn cung từ thị trường Nga và Belarus, đặc biệt là phân Kali.

Cục cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT thường xuyên theo dõi tình hình thị trường thế giới và trong nước, chủ động đánh giá tình hình xuất nhập khẩu phân bón để có biện pháp ứng phó linh hoạt.

Bộ Công Thương xem xét, sớm bãi bỏ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng phân bón DAP, MAP nhập khẩu phù hợp tình hình thực tiễn hiện nay theo đúng quy định của pháp luật.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớn

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớnLENS

(PLO)- Chuyên gia cho rằng bên cạnh những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt thì cũng có hàng loạt thuận lợi để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.