Nhật phủ nhận vấn đề 'phụ nữ giải khuây' trước Liên Hiệp Quốc

Nhật chính thức phủ nhận vấn đề "nô lệ tình dục"
Tokyo đã được yêu cầu cung cấp câu trả lời bằng văn bản cho những câu hỏi được đưa ra bởi Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) của LHQ. 
Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng không có bằng chứng nào cho thấy phụ nữ bị ép buộc làm nô lệ tình dục khi nước này gửi câu trả lời trước khi cuộc họp của hội đồng CEDAW diễn ra, bắt đầu từ ngày 15-2 tới tại Geneva.
"Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành một cuộc nghiên cứu toàn diện về vấn đề phụ nữ giải khuây kể từ đầu những năm 1990 khi vấn đề này bắt đầu được xem như một vấn đề chính trị giữa Nhật Bản và Hàn Quốc" - hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) trích dẫn tuyên bố của Nhật Bản.
Chính quyền Nhật Bản cho biết họ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu đối với vấn đề này, theo đó có xem xét các tài liệu từ các cơ quan chính phủ khác nhau của Nhật Bản. Họ cũng đề cập vấn đề với các cá nhân và những nhân vật quân sự trước đây có liên quan.
"Việc ép buộc làm phụ nữ giải khuây bởi các quan chức quân sự và chính phủ không thể được khẳng định trong bất kỳ tài liệu nào" - theo tuyên bố từ chính phủ Nhật Bản.
Hàn Quốc chỉ trích kịch liệt

Tuyên bố trên đã dẫn đến một phản ứng chỉ trích kịch liệt từ Hàn Quốc vì Nhật Bản từ chối liên quan đến việc ép buộc phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục trong Thế chiến II trong khi Nhật-Hàn đã ký kết một thỏa thuận về giải quyết vấn đề "phụ nữ giải khuây" cách đây một tháng.

Các cô gái Trung Quốc và Malaysia được cho là bị bắt từ Penang (Malaysia) để làm "phụ nữ giải khuây" cho quân Nhật. Ảnh: RT

"Seoul nên chính thức khiển trách lập luận này và thảo luận các vấn đề khi Nhật Bản đã phá vỡ thỏa thuận" - Yoon Mi-hyang, người đứng đầu Hội đồng Hàn Quốc về phụ nữ bị Nhật bắt làm nô lệ tình dục quân sự, một tổ chức phi chính phủ, nói.
Trước đó, hôm 18-1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết thuật ngữ "nô lệ tình dục" không nên được sử dụng để mô tả "phụ nữ giải khuây".
"Thuật ngữ "nô lệ tình dục" không phù hợp với sự thật và chính phủ Nhật Bản tin rằng nó không nên được sử dụng" - Kishida tuyên bố.
Ông Kishida cũng cho biết chính phủ Hàn Quốc đã xác nhận rằng thuật ngữ chính thức được sử dụng bởi Seoul là "nạn nhân vấn đề phụ nữ giải khuây của quân đội Nhật Bản" chứ không phải là "nô lệ tình dục".
Thỏa thuận ngày 28-12 giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về giải quyết vấn đề "phụ nữ giải khuây" được coi là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về vấn đề này. Theo thỏa thuận, Nhật Bản cho biết nước này sẽ trả 1 tỉ yen (khoảng 8,3 triệu USD) tiền bồi thường.
"Vấn đề phụ nữ giải khuây xảy ra trong thời kỳ tham chiến của quân đội Nhật Bản và chính phủ Nhật Bản một cách sâu sắc cảm thấy trách nhiệm" - ông Kishida cho biết.
Ông nói thêm rằng Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ "lời xin lỗi từ tận đáy lòng mình" cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch.
Hàn Quốc sẽ làm gì nếu thỏa thuận bị phá vỡ?
Tuy nhiên, theo sau các bình luận hôm 31-1 của chính phủ Nhật Bản, nhà chức trách Hàn Quốc đang đặt câu hỏi liệu thỏa thuận trên là chân thành hay không.
"Chính phủ Hàn Quốc sẽ phản ứng với hành vi phá vỡ thỏa thuận một cách nghiêm khắc" - Kim Yeol-su, một giáo sư chính trị quốc tế tại ĐH Sungshin Women, nói. "Động thái này phản ánh rằng Nhật Bản trước hết đã không tham gia thỏa thuận một cách chân thành".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết họ đang xem xét các biện pháp đối phó sau tuyên bố của Nhật Bản.
"Vì không có từ ngữ chính xác mang tính cưỡng chế trong thỏa thuận, đây không phải là một vấn đề vi phạm thỏa thuận" - Cho June-hyuck, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, cho biết.
"Nhưng chúng tôi đang cân nhắc cách thức phản ứng với một động thái như vậy kể từ khi chúng tôi xem nó như một vị trí chính thức của chính phủ Nhật Bản" - theo ông Cho.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm