Nhiều giải pháp về giảm ô nhiễm môi trường liên quan đến nhựa

(PLO)- Tại hội nghị đổi mới giải quyết những vấn đề ô nhiễm nhựa khu vực sông Mekong, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm liên quan đến nhựa.

Ngày 27-10, tại TP.HCM, Trung tâm Kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa Việt Nam cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị "Đổi mới giải quyết những vấn đề về ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong."

Các chuyên gia thảo luận tại hội nghị.

Hội nghị đã đưa ra những phiên thảo luận từ những hội nhóm tham gia dự án đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPPIN) nhằm đưa ra những giải pháp về ô nhiễm nhựa tại Việt Nam. Song song đó, thúc đẩy công nghệ tái chế cho địa phương, hỗ trợ sản xuất những sản phẩm tốt hơn biến ô nhiễm rác thải nhựa trở thành tiềm năng của tổ chức.

Bà Sarah Hooper, Tổng lãnh sự Australia tại TP.HCM, cho biết : "IPPIN là chương trình quan trọng ở cấp khu vực về đổi mới sáng tạo nhằm hạn chế tối đa rác thải nhựa và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu."

Bà Sarah Hooper phát biểu tại Hội nghị

"Năm 2023 là kỷ niệm 50 năm hợp tác quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Australia. Quan hệ đối tác IPPIN với Việt Nam là minh chứng về ý nghĩa quan hệ đối tác hiện đại- hợp tác để cùng nhau giải quyết những thách thức khó khăn chung trong nước và khu vực. Cả Việt Nam và Australia đang đối mặt với những thách thức đáng kể về khí hậu, môi trường. Tôi mong muốn được nhìn thấy những giải pháp thiết thực, có thể nhân rộng tại hội nghị này để giải quyết những khó khăn trên." - Bà Hooper nhấn mạnh.

Hội nghị thu hút nhiều nhà đầu tư về môi trường

Tiến sĩ Kim Wimbush, chuyên gia lĩnh vực môi trường, chia sẻ: "Ngoài việc giới thiệu những công nghệ đổi mới đang được phát triển theo khu vực, hội nghị này còn là cơ hội để kết nối trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tôn vinh kĩ năng khởi nghiệp của các nhà nghiên cứu tại địa phương. Thông qua các chương trình như IPPIN, chúng tôi đang nâng cao năng lực của hệ sinh thái đổi mới bằng cách kết nối nhà nghiên cứu, chính phủ và ngành công nghiệp để cùng nhau hành động và giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa".

Tiến sĩ Kim Wimbush phát biểu tại sự kiện.

Những công trình nghiên cứu mà các nhóm mang đến trong buổi giới thiệu đa số là tận dụng những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Cụ thể như rơm, rạ để chế tạo ra màng nhựa thực phẩm sinh học chống tia UV mang lại hiệu quả từ 70-90%.

Quang cảnh hội nghị.

Với những công trình nghiên cứu thực tế đến từ những hội nhóm, các chuyên gia tin rằng những công trình này sẽ góp phần nỗ lực của Việt Nam trong việc cấm hầu hết các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trên toàn quốc vào năm 2031.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới