Carotenoid là chất tạo màu tự nhiên mà nhiều nghiên cứu đã chứng minh nó có thể làm giảm nguy cơ mắc vài chứng bệnh mạn tính như bệnh tim. Khi nấu carotenoid ở nhiệt độ cao, năng lượng từ nhiệt sẽ phá vỡ nó, khiến cơ thể bạn dễ hấp thu chất này vào máu hơn.
Lycopene có nhiều trong cà chua giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, bao tử. Hình minh họa.
Cạnh đó, nếu chiên các loại thực phẩm này trong dầu thay vì hấp hay nướng, bạn có thể còn hấp thu được nhiều chất hơn nữa vì carotenoid là chất béo hòa tan. Carotenoid là chất phổ biến trong tự nhiên nhưng trong thực phẩm chúng ta thường dùng có ba loại carotenoid thường gặp là:
- Pro-vitamin A carotenoid như alpha carotene và beta carotene giúp cà rốt và khoai lang có màu cam đặc trưng, có khả năng làm giảm chứng thoái hóa điểm vàng do tuổi tác gây mất thị lực ở người trên 50 tuổi.
Ớt chuông đỏ cũng chứa nhiều lycopene.
- Lycopene đem lại màu đỏ cho trái cây như cà chua, bưởi hồng, ớt đỏ… Khoảng 80% lượng lycopene chúng ta hấp thụ thông qua các sản phẩm liên quan đến cà chua và chất này có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, bao tử.
- Lutein có trong các loại rau xanh đậm như cải xoăn, bắp cải và nó có tác dụng làm giảm các chứng bệnh về mắt, ví dụ như thoái hóa điểm vàng ở người già.
Theo chuyên gia thực phẩm, lượng carotenoid trong cà chua đều có liên kết với protein. Khi nấu lên, liên kết này bị phá vỡ và bạn có thể hấp thu chất lycopene gấp bốn lần so với các phương cách nấu thông thường. Tuy nhiên, carotenoid thuộc nhóm vitamin chất béo hòa tan, nghĩa là nó sẽ hòa tan trong chất béo ví dụ như chất béo của dầu nấu ăn, thay vì hòa tan trong nước như vitamin C hay vài vitamin B.
Lutein có trong các loại rau xanh đậm làm giảm các chứng bệnh về mắt. Hình minh họa.
Vì vậy, nếu nấu cà chua trong dầu oliu, bạn sẽ hấp thu được gấp đôi lượng carotenoid so với không dùng dầu. Nhưng bạn cũng không cần phải dùng quá nhiều dầu. Khoảng 3-5 g chất béo là đủ để chiên xào, tương đương với một thìa cà phê dầu oliu.