Nóng Nga-Ukraine 14-2: Nga chọc thủng phòng tuyến Ukraine, tấn công hỗn loạn Bakhmut; Tiêm kích Nga vào không phận NATO

(PLO)-  Nga chọc thủng phòng tuyến Ukraine, tấn công mạnh TP Bakhmut ; Máy bay quân sự Nga vào không phận NATO; Tổng thư ký NATO kêu gọi tăng cường hỗ trợ Ukraine.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nga chọc thủng phòng tuyến Ukraine, tấn công mạnh TP Bakhmut

Theo hãng tin Ukrinform, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết lực lượng không quân Ukraine đã 14 lần tấn công vào các cụm nhân lực và khí tài của quân Nga trong ngày 13-2. Ngoài ra, các đơn vị tên lửa và pháo binh của Ukraine cũng đã bắn trúng 3 cụm quân và 1 hệ thống tác chiến điện tử của Moscow.

Trong khi đó, trong ngày qua, phía Kiev cho biết quân đội Nga đã 2 lần dội tên lửa và 16 lần không kích, đồng thời hơn 15 lần khai hỏa các hệ thống pháo phản lực lửa bắn loạt (MLRS) vào các đơn vị Ukraine. Mối đe dọa về các cuộc tấn công bằng tên lửa và không kích của Nga vẫn tồn tại trên khắp Ukraine.

Thành phố Bakhmut (tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine) đang phải đối mặt hỏa lực pháo binh hạng nặng của Moscow. Các quan chức Kiev cũng cho rằng Nga đã bắt đầu chiến dịch tấn công lớn mới tại Ukraine, khi Moscow bắt đầu triển khai nhiều binh sĩ và vũ khí hơn tới tiền tuyến.

Binh sĩ Ukraine khai hoả hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad về phía quân Nga ở tỉnh Donetsk ngày 11-2. Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Ukraine khai hoả hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad về phía quân Nga ở tỉnh Donetsk ngày 11-2. Ảnh: REUTERS

"Thành phố, vùng ngoại ô của thành phố, toàn bộ vành đai và về cơ bản là toàn bộ hướng Bakhmut và Kostyantynivka đang bị pháo kích điên cuồng, hỗn loạn" - ông Volodymyr Nazarenko, phó chỉ huy tiểu đoàn Svoboda của Ukraine, nói vào ngày 13-2. Ông nói thêm rằng các vị trí ở Bakhmut đã được củng cố và chỉ những người có vai trò quân sự mới được phép vào, theo hãng tin Reuters.

. Về phía Moscow, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội của họ đã chọc thủng phòng tuyến của quân Ukraine, thọc sâu thêm vài km dọc theo tiền tuyến, song không nói rõ địa điểm.

Theo hãng thông tấn TASS, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga - Trung tướng Igor Konashenkov hôm 13-2 cho biết các lực lượng Nga đã giải phóng cộng đồng Krasnaya Gora ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.

Ông Yan Gagin - chuyên gia quân sự-chính trị và cố vấn cấp cao của lãnh đạo chính quyền DPR - cho biết việc chiếm giữ Krasnaya Gora ở DPR sẽ cho phép quân đội Nga thắt chặt kiểm soát các phương pháp tiếp cận TP Bakhmut. "Krasnaya Gora là một trong những thành trì quan trọng để thắt chặt kiểm soát các phương pháp tiếp cận Bakhmut. Do đó, đây là chìa khóa cho một cuộc tấn công tiếp theo và chiếm giữ toàn thành phố" - ông chia sẻ với kênh truyền hình Rossiya-24.

Tờ The New York Times đưa tin lệnh cấm dân thường và tình nguyện viên tiếp cận Bakhmut của Kiev có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy Ukraine sắp rút quân khỏi thành phố này. Theo tờ báo, quyết định trên cho thấy quân đội Ukraine không thể đảm bảo an toàn tại Bakhmut, ngay cả những khu vực vốn được coi là tương đối an toàn trước đây, chẳng hạn như các quận ở bờ tây sông Bakhmutka.

Tổng thư ký NATO kêu gọi tăng cường hỗ trợ Ukraine

Trong cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ) ngày 13-2, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nói rằng ​​các đồng minh NATO sẽ không tham gia vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, nhưng khối có thể gửi máy bay chiến đấu đến Kiev để nước này có thể tự vệ, Ukrinform đưa tin.

Theo ông, nếu NATO điều máy bay tới Ukraine và thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine thì đó mới là sự tham gia trực tiếp của NATO và cuộc xung đột. Tuy nhiên, nếu NATO chỉ viện trợ nhiều loại vũ khí khác nhau tới Kiev thì chúng sẽ không khiến khối này trở thành một bên tham gia xung đột.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg. Ảnh: AP

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg. Ảnh: AP

“Tất nhiên, điều quan trọng là phải thảo luận về các hệ thống mới, nhưng nhu cầu cấp thiết nhất là đảm bảo rằng tất cả các hệ thống đã có, hoặc đã được cam kết, phải được chuyển giao và hoạt động như bình thường. Rõ ràng là chúng ta đang trong cuộc đua về hậu cần. Các năng lực chính như đạn dược, nhiên liệu và phụ tùng thay thế phải đến được Ukraine trước khi Nga có thể giành thế chủ động trên chiến trường” - ông nói.

Ngoài ra, ông còn cho rằng NATO cần phải làm cho các lực lượng vũ trang Ukraine mạnh hơn nữa sau khi cuộc xung đột hiện tại kết thúc và chuyển hoàn toàn lực lượng này theo các tiêu chuẩn của NATO.

Khi cuộc xung đột này "kết thúc bằng cách này hay cách khác, chúng ta nên đảm bảo rằng Ukraine có đủ năng lực tự vệ" - ông nói. "Những gì chúng tôi cần bây giờ là chúng tôi có thể tăng cường sức mạnh cho Ukraine bằng hỗ trợ, đào tạo và NATO cũng xem xét quá trình chuyển đổi lâu dài hơn của lực lượng vũ trang Ukraine từ các học thuyết và thiết bị thời Liên Xô sang các năng lực hiện đại của NATO" - ông nói.

"Điều đó giúp họ có lực lượng vũ trang thậm chí còn mạnh hơn sau một số thỏa thuận hòa bình có thể được nhất trí" để ngăn chặn một cuộc tấn công lớn khác nếu có, vị tổng thư ký nói thêm.

3 máy bay quân sự Nga bay vào không phận NATO

Cuối ngày 13-2, Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết 2 máy bay chiến đấu F-35 của nước này đã chặn đội hình 3 máy bay quân sự của Nga trên bầu trời Ba Lan và đưa chúng ra ngoài, theo Reuters.

Theo Bộ này, các máy bay đã tiếp cận không phận Ba Lan từ vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. 3 chiếc máy bay này gồm 1 chiếc IL-20M Coot-A và 2 chiếc Su-27 Flanker. Theo Reuters, Il-20M Coot-A và Su-27 Flanker là cách mà NATO gọi máy bay trinh sát Ilyushin Il-20M và máy bay chiến đấu Sukhoi Su-28 của Nga.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm