Lý do VKS thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với ông là ông có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam trong thời gian chờ quyết định xử lý.
Ông chủ vựa lúa Nguyễn Tấn Khoa (phải) đang trao đổi cùng luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân. Ảnh: LỆ TRINH
Ông Khoa lập một hợp đồng mua bán giả, theo đó ông có bán lô hàng trị giá hơn 8 tỉ đồng cho một người tên Trí nhưng người này chưa thanh toán tiền.
Quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo khai nhận toàn bộ sự việc, nêu lý do làm ăn thua lỗ nên chậm trả nợ và thừa nhận mình có lỗi lớn khi chậm trễ thanh toán cho các chủ nợ.
Ông Khoa khai đầu năm 2013, ông D., một chủ nợ, yêu cầu ông phải trả cả vốn lẫn lãi trong một lần. Vì không kịp xoay xở nên ông phải lập hợp đồng mua bán giả để xin thêm thời gian giãn nợ.
Lúc bán số nếp cuối cùng, vì còn nhiều khoản nợ khác và cả nợ ngân hàng nên ông quyết định trả các khoản cấp bách trước. Còn 1,25 tỉ đồng ông mang đến trả cho ông D. nhưng ông này đòi trả đủ một lần mới nhận. Cuối cùng, ông đã thế chấp một số tài sản cho ông D.
Ông D. cũng đồng ý nhận thế chấp để giãn thời gian trả nợ. Hai bên thống nhất lập biên nhận. Tuy nhiên, sau đó ông D. lại tố cáo ông Khoa.
Tháng 5-2015, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt ông Khoa 15 năm tù - mức án cao nhất theo đề nghị của VKS về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ông Khoa kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Cùng lúc phía người bị hại cũng kháng cáo yêu cầu tăng nặng hình phạt và xử lý hình sự đối với vợ ông Khoa.
Tháng 5-2016, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm lưu động tại TAND tỉnh An Giang đã hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại vì đã đưa thiếu người vào tham gia tố tụng.
Nhiều chuyên gia nhận định cơ quan tố tụng đã hình sự hóa một quan hệ dân sự.
Mời bạn đọc xem thêm phần Bình luận án Kết tội kiểu này nhà tù nào chứa cho hết! của ThS Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao.