Kết tội kiểu này nhà tù nào chứa cho hết!

Trong quá trình kinh doanh, bị cáo Khoa đã đóng lãi đều đặn và không hề có ý định chiếm đoạt số tiền đã vay của ba ông này. Việc bị cáo lập hợp đồng mua bán giả với nội dung: “Có bán lô hàng trị giá hơn 8 tỉ đồng cho một người tên Trí nhưng người này chưa thanh toán tiền” là hành vi “gian dối” nhưng không phải để chiếm đoạt số tiền của các người bị hại mà là để “giãn nợ”.

Theo quy định tại Điều 140 BLHS, hành vi gian dối nhưng phải với mục đích chiếm đoạt tiền mà mình đã vay, mượn của người khác mới cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chẳng hạn, sửa chữa giấy tờ hoặc hợp đồng vay, mượn với nội dung đã thanh toán cho chủ nợ nhưng thực chất chưa trả hoặc có những thủ đoạn gian dối khác để không phải trả số tiền mà mình đã vay, mượn.

Ở đây, bị cáo Khoa tuy có hành vi gian dối nhưng nhằm mục đích để chủ nợ tin rằng mình có “lý do chính đáng” nên chưa trả được nợ chứ hoàn toàn không có ý định chiếm đoạt số tiền đã vay.

Điều đáng chú ý trong vụ án này là hành vi gian dối để giãn nợ của bị cáo Khoa không phải đến khi CQĐT khởi tố mới bị phát hiện. Trước đó, bị cáo đã “tự thú” với người bị hại, đồng thời dùng tài sản của mình để thế chấp, bảo đảm cho khoản tiền vay và được ông Dũng đồng ý (ông Khoa xin ông Dũng được thế chấp các tài sản gồm một nhà kho 815 m2, một nhà kho 400 m2, 1.700 m2 đất trồng mai có 1.500 cây mai và 117 m2 đất thổ cư). Đem tài sản ra thế chấp như thế thì làm sao bảo người ta có ý định chiếm đoạt tiền vay!?

Không hiểu sao khi nhận được đơn tố cáo của ông Dũng, CQĐT không xác minh tình tiết quan trọng này mà đã vội tin vào lời trình bày của ông Dũng. Lẽ ra khi nhận được đơn tố cáo của ông Dũng, CQĐT nên giải thích và hướng dẫn ông Dũng gửi đơn khởi kiện đến tòa án để giải quyết. Đằng này CQĐT lại khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Khoa.

Tại phiên tòa ông Dũng cũng thừa nhận: “Tôi chưa từng đòi nợ ông Khoa lần nào, tôi chỉ kiện buộc ông Khoa phải trả nợ”. Đáng tiếc là không chỉ có CQĐT mà cả VKS và tòa án cũng cho rằng hành vi của ông Khoa phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hiện nay, trong quan hệ vay mượn, không ít trường hợp người vay nói dối với người cho vay để họ tin là chưa có tiền nên chưa trả được hoặc sắp có tiền.

Nếu cứ có nói dối hay có hành vi gian dối để giãn nợ mà đã cho rằng người vay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có lẽ hàng vạn người phải vào tù.

Với các tình tiết của vụ án như trên, tôi tin rằng tòa án cấp phúc thẩm sẽ tuyên bị cáo Khoa không phạm tội!

ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...