Chưa thể tuyên án vụ ‘cướp xuyên không’

Theo kế hoạch, ngày 31-8, TAND huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang sẽ tuyên án đối với bị cáo Huỳnh Hữu Hơn (32 tuổi, ngụ thị trấn Rạch Gòi, huyện Phụng Hiệp) bị truy tố về tội cướp tài sản.

Trước đó, tòa tiến hành nghị án kéo dài. Tuy nhiên, HĐXX không tuyên án như dự kiến mà tuyên bố quay lại phần hỏi vì còn nhiều vấn đề cần làm rõ. Thời gian tạm ngưng là năm ngày, dự kiến phiên tòa sẽ mở lại vào chiều 4-9 tới.

Đây là vụ ánPháp Luật TP.HCM thường gọi là vụ “cướp xuyên không” vì từ đầu bị cáo Nhơn kêu oan, cho rằng ngày xảy ra vụ án mình đi chở mía thuê ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang, cách hiện trường là tỉnh Hậu Giang hàng trăm cây số.

Tại phiên tòa, thẩm phán chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Nhơn các vấn đề như thời gian bị cáo chở thuê mía, mối quan hệ giữa bị cáo với các nhân chứng, cuộc sống cá nhân của bị cáo…

Đại diện VKSND huyện Phụng Hiệp không tranh luận thêm mà giữ nguyên quan điểm truy tố trước đó. Do trước đó tòa tuyên bố sẽ tuyên án nên luật sư bào chữa cho bị cáo và các nhân chứng, người liên quan đều không tham dự phiên tòa. Sau khi thẩm vấn, chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm ngưng phiên tòa để xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa.

Bị cáo Huỳnh Hữu Nhơn tại tòa ngày 31-8. Ảnh: HD

Trước đó, trong phần tranh luận, đại diện VKSND huyện cho rằng bị cáo Nhơn có hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Theo đại diện VKS, căn cứ vào lời khai của bị hại và nhân chứng xác định được phương tiện Nhơn dùng để phạm tội là chiếc xe máy hiệu Jupiter. Mặt khác, lời khai của những người liên quan về đặc điểm nhận dạng cũng phù hợp.

Đối với lời khai của ông Nguyễn Hoàng Nam, Phạm Thị Thu Hương, Dương Hoài Sơn cho rằng Nhơn có mặt ở bãi mía vào ngày 17-4-2016 và tờ tường trình do vợ chồng ông Nam cung cấp, kiểm sát viên cho rằng không khách quan và thể hiện sự gian dối.

Theo kiểm sát viên, sinh hoạt hằng ngày của người dân ở địa phương dùng lịch âm nhưng tờ tường trình thì xác định ngày dương. Một số nhân chứng cho biết chỉ ký tên nhưng không đọc nội dung tường trình mà chỉ nghe Hương đọc hoặc không biết nội dung cụ thể.

Do vậy, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nhơn từ ba năm sáu tháng đến bốn năm sáu tháng tù. 

Tranh luận, luật sư bào chữa miễn phí cho Nhơn cho rằng bản luận tội của đại diện VKS chưa thuyết phục. Luật sư nêu ra nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong quá trình điều tra lại như thời gian xảy ra vụ án, đặc điểm nhận dạng, phương tiện gây án…

Trước đó, tòa phúc thẩm đã nhận định biên bản nhận dạng, hiện trường vụ án vi phạm tố tụng nên hủy án điều tra lại nhưng cơ quan điều tra vẫn căn cứ vào những tài liệu này để buộc tội Nhơn là không phù hợp. Ngoài ra, theo luật sư, lời khai của các nhân chứng qua các phiên tòa mâu thuẫn.

Đối đáp lại, đại diện VKS cho rằng mặc dù các biên bản nhận dạng, hiện trường có vi phạm nhưng đây chỉ là tài liệu bổ trợ, không làm thay đổi bản chất vụ án.

Bị cáo cùng vụ đã thụ án xong

Cáo trạng cáo buộc chiều 17-4-2016, Trần Văn Rồi gặp Nhơn chạy xe máy đi ngang qua rồi rủ nhau cướp giật. Hai bị cáo giật túi xách, bên trong có 1,35 triệu đồng của người bán vé số là Nguyễn Hoàng Ngân. Nhơn chia cho Rồi 300.000 đồng, còn lại giữ tiêu xài.

Trước đó, TAND huyện Phụng Hiệp đã hai lần xét xử sơ thẩm và tuyên phạt cùng mức án Nhơn bốn năm tù, Rồi ba năm sáu tháng tù. Tuy nhiên, cả hai bản án này đều bị TAND tỉnh Hậu Giang xử phúc thẩm tuyên hủy. Hiện Rồi đã chấp hành xong án và đi khỏi địa phương, còn bị cáo Nhơn vẫn cho rằng mình bị oan. 

Đừng bỏ lỡ

Video: Màn tổng duyệt trình diễn drone trên bầu trời TP.HCM

Video: Màn tổng duyệt trình diễn drone trên bầu trời TP.HCM

(PLO)- Vào khoảng 20 giờ 40 phút ngày 28-4, màn trình diễn drone trên bầu trời TP.HCM bắt đầu trong sự hò reo của người dân và du khách. Trước đó, đông nghẹt người đã ngồi chật kín công viên bến Bạch Đằng và chen nhau trên đường Tôn Đức Thắng chờ cơ hội thưởng thức show công nghệ đặc biệt này.

Đọc thêm

Một số việc luật sư không được làm với khách hàng

Một số việc luật sư không được làm với khách hàng

(PLO)- Luật sư không được làm một số việc với khách hàng như “gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho...”, kể cả khi việc “gợi ý, đặt điều kiện” đó không gắn với công việc, dịch vụ pháp lý của luật sư.