Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua VKS vụ sai phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) giai đoạn 2.
Trong vụ án gây thất thoát hơn 9.642 tỉ đồng tại DAB, ông Trần Phương Bình (cựu tổng giám đốc, cựu phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB) và thuộc cấp đã thông đồng với các nhóm khách hàng cho vay vốn bằng tài sản đảm bảo là dự án có giá trị “ảo”.
Đáng chú ý là hợp đồng tín dụng với nhóm khách hàng M&C. Theo kết luận điều tra, từ năm 2007-2013, ông Phùng Ngọc Khánh (cựu chủ tịch HĐQT, giám đốc Công ty CP Địa ốc M&C) sử dụng pháp nhân 11 công ty do ông lập ra và 10 cá nhân (gọi chung là nhóm khách hàng M&C) vay DAB hơn 7.100 tỉ đồng.
Giai đoạn 1 gây thiệt hại 3.600 tỉ đồng, ông Bình lãnh án chung thân. Ảnh: CTV
Hồ sơ vay vốn của nhóm khách hàng này là nhiều dự án bất động sản là tài sản thế chấp, đảm bảo. Trong đó có các dự án được ngân hàng và khách nâng khống giá trị lên nhiều lần nhằm đẩy cao khoản vay.
Cụ thể, nhóm khách hàng M&C lấy dự án Hồ Na - Vân Phong (ở Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa) làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 270 tỉ đồng. Nhưng thực chất hầu hết các hạng mục dự án này đều nằm trên giấy.
Khoản vay này do hai công ty của ông Khánh điều hành đứng tên. Dự án có diện tích hơn 190 ha, do Công ty CP Địa ốc M&C làm chủ đầu tư với tổng mức vốn đầu tư đăng ký là 1.328 tỉ đồng. Từ năm 2008 đến nay, dự án chưa hoàn thành hết thủ tục đầu tư nên chưa triển khai bất kỳ hạng mục công trình nào.
Liên quan đến dự án này, UBND tỉnh Khánh Hòa và Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong đều trả lời cho CQĐT là dự án đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục đầu tư nên không có cơ sở xác định giá trị thực tế.
Cụ thể, báo cáo năm 2018, chủ đầu tư trình lên trị giá những hạng mục đã thực hiện trong dự án này chỉ khoảng… 7,8 tỉ đồng. Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong không nhận bất kỳ thông tin nào về việc liên doanh, liên kết giữa Công ty CP M&C với các đơn vị khác trong thực hiện đầu tư dự án.
Hiện UBND tỉnh Khánh Hòa đang chỉ đạo, rà soát dự án trên và một số dự án khác thuộc khu vực dự kiến thành lập đặc khu để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Tương tự, ông Bình cũng chỉ đạo thuộc cấp cho khách hàng vay bằng những hồ sơ mà tài sản thế chấp là nhiều dự án "ảo".
CQĐT kết luận đến nay, nhóm khách hàng M&C nợ DAB hơn 7.739 tỉ đồng cả gốc lẫn lãi. Trong khi đó, tất cả công ty thuộc nhóm khách hàng M&C không còn hoạt động, cá nhân không có khả năng tài chính trả nợ. Tài sản đảm bảo chỉ còn giá trị tổng cộng hơn 500 tỉ đồng (theo định giá).
Trong giai đoạn 2 này, CQĐT đề nghị VKS Tối cao truy tố ông Bình, ông Khánh và các đồng phạm về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng. Ông Bình còn bị đề nghị truy tố thêm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Ông Nguyễn Thiện Nhân (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Vốn Thái Thịnh) thành lập, điều hành nhiều công ty con (Công ty Vĩnh Đức Sài Gòn, Công ty Tài Lộc…). Cũng như ông Khánh, ông Nhân đã cùng ông Bình lũng đoạn ngân hàng với nhiều khoản vay không thể thu hồi.
Năm 2007, ông Nhân nhờ người quen đứng tên vay rất nhiều khoản vay tại DAB với mục đích đầu tư các dự án do Công ty CP Vốn Thái Thịnh và công ty con làm chủ đầu tư, xây dựng.
Trong đó, một số khoản vay có tài sản thế chấp không đủ cơ sở pháp lý do tài sản đã thế chấp tại ngân hàng khác. Dù vậy, ông Bình vẫn duyệt hồ sơ vay. Tính đến ngày 24-12-2018, ông Nhân còn nợ DAB 916 tỉ đồng.
Ông Nhân có dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. CQĐT còn cho là vợ Nhân là bà Nguyễn Thanh Thủy là đồng phạm giúp sức chồng.
Do Nhân đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên CQĐT tách hành vi của vợ chồng doanh nghiệp này ra khỏi vụ án để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
(PLO)- Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương để đảm bảo quyền lợi của cán bộ, công chức.
(PLO)- Vụ đi ăn giỗ về thì nhà bị chiếm ở Đà Nẵng: Công an vào cuộc điều tra; Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định có đủ nguồn tiền để trả cho các trái chủ; Số phận hàng loạt xe sang, bất động sản của Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68.
(PLO)- Tại cuộc họp thẩm định Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên Cơ quan điều tra VKSND tối cao cũng như Cơ quan điều tra trong quân đội.
(PLO)- Hoàng Mạnh Cường - Tổng giám đốc Công ty bất động sản Phát An Gia đã lập dự án không có thật để lừa bán cho 115 khách hàng, chiếm đoạt hơn 134 tỉ đồng.
(PLO)- Trong trường hợp đương sự (khách hàng) đã chết thì hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ bị coi là chấm dứt (trừ trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý có nhiều khách hàng cùng tham gia).
(PLO)- Tại tờ trình Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã nêu lý do không quy định Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao.
(PLO)- Các luật sư đã tư vấn, giải thích pháp luật để học sinh đang sinh hoạt tại mái ấm Tân Bình biết và hiểu nhằm áp dụng, thực hiện đúng các quy định pháp luật.
(PLO)- Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao là một trong số ba cơ quan điều tra thuộc hệ thống cơ quan điều tra; có nhiệm vụ chính là điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ.
(PLO)- Chương trình cấp căn cước và tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Bến Thành, TP.HCM mang đến tiện ích, giúp người dân dễ dàng thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng và thuận tiện.
(PLO)- Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đã bổ sung hình phạt chính là chung thân không xét giảm án và hai hình phạt bổ sung là cấm nhập cảnh và giám sát điện tử.
(PLO)- TP.HCM triển khai cấp căn cước, định danh điện tử ngay tại ga Metro số 1, tạo thuận lợi cho người dân tích hợp tiện ích số khi di chuyển công cộng.
(PLO)- Chúng ta đang sống trong một nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật nên các hành vi vi phạm sẽ luôn bị xử lý đúng theo quy định, cho dù bạn là ai, sức ảnh hưởng của bạn như thế nào.
(PLO)- VKSND Tối cao đã đưa ra nhiều lập luận khẳng định vai trò và sự cần thiết tiếp tục tổ chức Cơ quan điều tra tại VKSND Tối cao để điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
(PLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), Bộ đội Biên phòng đã đấu tranh thành công 16 Chuyên án ma túy, bắt giữ, xử lý 1.380 vụ/2.304 đối tượng, thu giữ 583 kg ma tuý các loại.
(PLO)- Tại phần tranh luận, các LS trình bày, đưa ra các tình tiết để xin giảm nhẹ cho các bị cáo; HĐXX nhắc nhở, lưu ý các luật sư về việc xưng hô, dùng từ tại phiên tòa.
(PLO)- Để tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật nên có nghị quyết hướng dẫn rõ về trường hợp hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
(PLO)- 20 bị cáo trong vụ sử dụng vũ khí quân dụng, giết người, gây náo loạn đường phố ở TP Cần Thơ năm 2023 bị VKS đề nghị mức án cao nhất 15-17 năm tù.