Ông Trần Trọng Tuấn đề nghị xem lại kết luận giám định vụ SAGRI

Ngày 10-12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Đáng chú ý, bị cáo Trần Trọng Tuấn (nguyên Giám đốc Sở xây dựng) mong HĐXX xem xét lại kết luận giám định. Cũng như ông Trần Vĩnh Tuyến ông phủ nhận lời khai làm sai do nể nang ông Lê Tấn Hùng, em trai bí thư Thành ủy TP.HCM.
Theo ông, lúc đó bị áp lực tâm lý rất lớn. Ông Tuấn giãi bày "Tôi nhận được kết luận giám định của Bộ Xây dựng. Tôi chắc chắn kết luận này là sai. Tôi trình bày yêu cầu trưng cầu giám định lại nhưng không được chấp nhận, nên tôi phải nhận sai và lấy lý do là nể nang.”

Ông Lê Tấn Hùng được dẫn giải đến toà. Ảnh: H.YẾN

Kết luận giám định của Bộ Xây dựng cho rằng trường hợp SAGRI chưa hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thì dự án tại phường Phước Long B, quận 9 chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng theo điều 49 Luật kinh doanh bất động sản.

Tại toà, ông Tuấn cho rằng kết luận giám định này không phù hợp với quy định pháp luật. Ông dẫn điều 28 và 38 Nghị định 91/2015 về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo đó, nếu SAGRI đầu tư dự án này mà thành lập pháp nhân mới là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thì khi chuyển nhượng vốn ra khỏi doanh nghiệp phải đấu giá cổ phần hoặc cổ phiếu, nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn thì phải thực hiện theo Luật doanh nghiệp.

Ông Tuấn phủ nhận lời khai làm sai do nể nang ông Lê Tấn Hùng, em trai bí thư Thành ủy TP.HCM. Ảnh: N.NHI

Đối chiếu SAGRI thực hiện dự án bằng hình thức hợp tác kinh doanh do SAGRI làm chủ đầu tư, không thành lập pháp nhân mới. Do đó, việc chuyển nhượng dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, xem xét dự án này có đủ điều kiện chuyển nhượng không. Và nếu cho phép chuyển nhượng tức là cho phép thay đổi chủ đầu tư. Sau đó các bên mới thực hiện các thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Bản chất là SAGRI phải chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp nhưng dự án này không phải đầu tư cho một pháp nhân mới, mà thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh do SAGRI làm chủ đầu tư. Để chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển nhượng dự án trước, chấm dứt quyền và nghĩa vụ, lúc đó mới có địa chỉ để chuyển nhượng vốn. Vốn này là giá trị quyền sử dụng đất và vốn đầu tư trên đất.
Từ đó, ông Tuấn cho rằng vụ án có sự bất cập trong nhận thức áp dụng pháp luật. Luật kinh doanh bất động sản và Luật quản lý vốn nhà nước cùng được ban hành trong 1 năm nhưng khi xử lý vấn đề chuyển nhượng vốn, dự án bất động sản của doanh nghiệp nhà nước thì không có quy định.
Ngoài ra, điều 49 Luật kinh doanh bất động sản, điều kiện tiến độ hạ tầng kỹ thuật chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, chứ không áp dụng với dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở. Điều này cũng không quy định về nghĩa vụ tài chính khi xem xét thẩm định, chuyển nhượng dự án bất động sản.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm