Bà Kantabai Gunvant Thakre bắt đầu than phiền về những cơn đau đớn bất thường xuất hiện trong bụng của mình từ 2 tháng trước.
Một khối u nhỏ trồi lên ở phần bụng dưới của bà khiến cho các bác sĩ nghi ngờ về khả năng bị ung thư. Nhưng sau khi tiến hành chẩn đoán thông qua kĩ thuật hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), tiến sĩ Murtaza Akhtar, trưởng khoa phẫu thuật của bệnh viện, cho hay “khối u đó thực sự là phần hộp sọ của một đứa bé”. Đây có lẽ là một trường hợp thụ thai ngoài tử cung.
Bào thai phát triển ở phần tử cung một cách bình thường
Trong hơn 2 thập kỉ vừa qua, những trường hợp này đa số được sử dụng các loại thuốc như methotrexate để phân hủy những khối tế bào của hợp tử ở giai đoạn sớm của quá trình mang thai, trước khi có tín hiệu nhịp tim.
Ở trường hợp của bà Kantabai, mang thai năm 1978, khi bà 24 tuổi, đã được chẩn đoán nhưng không có cuộc phẫu thuật hay điều trị nào. Và 36 năm sau, phần bào thai hóa vôi này đã gây đau đớn cho bà.
Lithopaedian, còn được biết tới với cái tên em bé hóa đá. Đây hội chứng hiếm gặp và có thể xảy ra khi bào thai bám chặt bên ngoài tử cung.
Năm ngoái, bệnh viện tại Bogota (colombia) cũng tiếp nhận một ca "bào thai 40 tuổi" được tìm thấy trong cơ thể một bà lão người Colombia 82 tuổi.
Các bác sĩ sau khi chuẩn đoán chứng đau bụng kinh niên của bà, đã phát hiện ra một bào thai đã bị vôi hóa (lithopaedian) nằm bên trong cơ thể người phụ nữ tội nghiệp.
Ngày nay, các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp nhờ các kĩ thuật và phương thuốc hiện đại hơn hạn chế tối đa các “sự cố” như ca phẫu thuật của bà Kantabai.