Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Độ tuổi hành nghề của công chứng viên đến 70 tuổi

(PLO)- Cơ quan thẩm tra cho biết có ý kiến đồng tình nhưng cũng có ý kiến cho rằng giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng không quá 70 tuổi với công chứng viên sẽ gây lãng phí nguồn lực xã hội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 17-6, tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) gồm 10 chương, 78 Điều; được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 9 điều, sửa đổi 61 điều, giảm 12 điều và bổ sung 9 điều mới trong tổng số 81 điều của Luật Công chứng 2014.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: ‘Độ tuổi hành nghề của công chứng viên đến 70 tuổi’
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Ảnh: PHẠM THẮNG

Công chứng viên được hành nghề đến 70 tuổi

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho hay dự thảo Luật đã có một số sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, bảo đảm số lượng phù hợp với nhu cầu công chứng và phát triển ổn định, bền vững.

Một trong những nội dung đáng chú ý, dự thảo quy định độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi.

Ngoài ra, điều khoản chuyển tiếp quy định công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 2 năm. Công chứng viên 68-70 tuổi được hành nghề công chứng đến khi tròn 72 tuổi.

Khi hết thời hạn nêu trên, việc miễn nhiệm công chứng viên được thực hiện theo quy định của Luật.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành với việc bổ sung quy định về giới hạn độ tuổi bổ nhiệm, hành nghề của công chứng viên như quy định của dự thảo.

Quy định chuyển tiếp tại dự thảo nhằm tránh tình trạng giảm đột ngột số lượng công chứng viên hành nghề, bảo đảm có thời gian chuyển tiếp để bổ nhiệm công chứng viên thay thế số lượng gần 70 tuổi hoặc trên 70 tuổi thôi hành nghề công chứng.

Tuy nhiên, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng công chứng viên cao tuổi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề công chứng. Do vậy, việc dự thảo Luật giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng sẽ “gây lãng phí nguồn lực xã hội”.

Để bảo đảm phù hợp với sự phát triển của y học hiện nay, ý kiến này đề nghị không nên giới hạn độ tuổi hành nghề của công chứng viên mà nên quy định điều kiện bảo đảm sức khỏe như đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc giới hạn một độ tuổi hành nghề cao hơn 70 tuổi.

pho-thu-tuong-le-thanh-long-do-tuoi-hanh-nghe-cua-cong-chung-vien-den-70-tuoi-21.jpg
Các đại biểu tại phiên họp chiều 17-6. Ảnh: PHẠM THẮNG

Giảm hơn một nửa số giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng cho biết dự thảo đã sửa đổi một số quy định nhằm thực hiện chủ trương, yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên giảm từ 7 loại giấy tờ xuống còn 3 loại giấy tờ.

Cụ thể, 4 loại giấy tờ được lược bỏ theo quy định tại Điều 11, gồm: (1) Phiếu lý lịch tư pháp; (2) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật; (3) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng; (4) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp Luật cho hay có ý kiến cho rằng quy định giảm thời gian công tác pháp luật nói trên “chưa phù hợp với định hướng và chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, chưa đồng bộ với các nội dung sửa đổi về bỏ quy định miễn đào tạo nghề công chứng, tăng thời gian tập sự hành nghề công chứng...”.

Do đó, ý kiến này đề nghị giữ quy định về thời gian công tác pháp luật là 5 năm như Luật hiện hành để xem xét, bổ nhiệm công chứng viên.

Về nội dung còn lại, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc giảm tải thủ tục, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ trong thực hiện thủ tục hành chính, nhằm thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính ở nước ta.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên là nhằm xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu về nội dung, điều kiện bổ nhiệm.

Như vậy, cần phải làm rõ nếu trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên không có các giấy tờ nêu trên thì việc kiểm soát điều kiện bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện thông qua phương pháp nào. Phương pháp tiền kiểm (thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu có thể khai thác được; sau khi Luật có hiệu lực, các điều kiện khai thác dữ liệu này đã bảo đảm chưa) hay hậu kiểm (thông qua bản khai thông tin và cam kết của người đề nghị bổ nhiệm, việc kiểm tra cụ thể được tiến hành theo quy định về thanh tra, kiểm tra sau khi đã bổ nhiệm công chứng viên).

"Nếu theo phương pháp tiền kiểm, thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ liệu có đủ để Sở Tư pháp xác minh toàn bộ các thông tin?" - cơ quan thẩm tra đặt vấn đề và đề nghị cơ quan soạn thảo nêu rõ ưu điểm, hạn chế và lý do lựa chọn từng phương pháp, để có đủ cơ sở cho Quốc hội xem xét, quyết định.

Về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, so với quy định của Luật Công chứng hiện hành, dự thảo Luật đã giảm thời gian công tác pháp luật để bổ nhiệm công chứng viên từ 5 năm xuống còn 3 năm.

Có ý kiến cho rằng quy định này là chưa phù hợp với định hướng và chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, chưa đồng bộ với các nội dung sửa đổi về bỏ quy định miễn đào tạo nghề công chứng, tăng thời gian tập sự hành nghề công chứng....

Do đó, đề nghị giữ quy định về thời gian công tác pháp luật là 5 năm như Luật hiện hành để xem xét, bổ nhiệm công chứng viên

3 cách gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên

Theo Điều 11 dự thảo, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được lập thành 1 bộ, nộp trực tuyến, trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính về Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

Hồ sơ gồm các giấy tờ:

- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

- Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật; giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, đã thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không còn thuộc các trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức của Phòng công chứng hoặc viên chức, công chức khác của Sở Tư pháp thuộc đối tượng điều động, luân chuyển về Phòng Công chứng sau khi được bổ nhiệm công chứng viên).

Giấy tờ chứng minh đang là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; người đang là Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá…

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm