Quốc gia kỳ lạ nhất thế giới với... 22 nhân khẩu

Sealand là một lô cốt được xây dựng từ năm 1942 để phục vụ chiến tranh thế giới thứ 2. Nơi đây được gọi là "quốc gia" vì cũng có quốc kỳ, quốc ca, hệ thống tiền tệ riêng, tem bưu chính, thậm chí cả đội bóng riêng, nhưng không được Liên Hợp Quốc công nhận.

Sealand - vương quốc kỳ lạ nhất thế giới
 Sealand - "vương quốc" kỳ lạ nhất thế giới

Vốn là một đồn lính ở trên biển cách Suffolk, Anh 10 km về phía Đông, Sealand giống như pháo đài bỏ hoang hơn là một quốc gia thực thụ. Năm 1967, Paddy Roy Bates đã chiếm nơi này. Sau đó ông cùng gia đình tuyên bố đây là quốc gia có chủ quyền. Roy còn tự cho mình là Hoàng tử, phong vợ là Công chúa rồi thiết kế cờ, tiền tệ riêng. Từ năm 1967 đến nay, cư dân sống ở đây đã tuyên bố Sealand là quốc gia độc lập khỏi Anh nhưng Liên Hợp Quốc và các quốc gia khác không công nhận điều này.

Nhìn từ xa, quốc gia nhỏ bé như một lô cốt giữa biển
Nhìn từ xa, "quốc gia" nhỏ bé như một lô cốt giữa biển
Những cư dân của Sealand
Những cư dân của Sealand

Trên diện tích hơn 1000m2, tổng số cư dân hiện có tại "quốc gia" kỳ lạ này chỉ vẻn vẹn 22 người. Cư dân tại đây tự đánh bắt cá tôm làm thức ăn và kiếm tiền bằng cách bán đồ lưu niệm của nước mình thông qua các cửa hàng online.

Sealand cũng có tiền tệ riêng
Sealand cũng có tiền tệ riêng
Nội thất bên trong một căn phòng của quốc gia này
Nội thất bên trong một căn phòng của "quốc gia" này

Sealand đến nay vẫn là "cái gai" trong mắt của Chính phủ Anh nhưng họ không làm được gì bởi nơi này thuộc hải phận quốc tế. Nhiều lần Chính phủ Anh cử trinh sát tới Sealand nhưng cư dân tại đây vẫn kiên quyết bảo vệ "lãnh thổ".

Căn bếp chung của cả quốc gia
Căn bếp chung của cả "quốc gia"
Sealand cũng phát hành tem bưu chính riêng
Sealand cũng phát hành tem bưu chính riêng

Năm 2012, Paddy Roy Bates qua đời, hưởng thọ 91 tuổi. Ông đã "nhường ngôi" cho con trai mình là Michael 63 tuổi.

Theo Hoàng Hà (Dân trí)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm