Đặc vụ cứu mạng Tổng thống Mỹ Ronald Reagan

Ngày bình thường

Không giống như những gì đã được tiết lộ công khai kể từ sau vụ mưu sát một lần nữa gây chấn động nước Mỹ và thế giới xảy ra đúng ngày này 30 năm trước, thực ra tính mạng của vị Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ đã bị đe doạ, nếu không nhờ vào hai yếu tố: một được cho là phản ứng của chính Tổng thống Ronald Reagan trước vụ tấn công. Hai là phản ứng mau lẹ của đặc vụ Joe Trainor Sr. ngay tại hiện trường.

Theo kế hoạch, đúng ngày 30.3.2011, đặc vụ đã hồi hưu Joe Trainor Sr., 61 tuổi, người vùng Wilkins xuất hiện nhân kỷ niệm 30 năm vụ mưu sát Tổng thống Ronald Reagan để lần đầu tiên nói về sự kiện lịch sử này.

Đặc vụ cứu mạng Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ảnh 1

Đặc vụ Joe Trainor (phải) đưa Tổng thống Ronald Reagan vào xe tại hiện trường vụ mưu sát ngày 30.3.1981

Ngày hôm đó bắt đầu như mọi ngày đẹp trời khác trong cuộc đời của đặc vụ Trainor. Sáng đó, đặc vụ Trainor được đề nghị tham gia nhóm đặc biệt hộ vệ chuyến đi của Tổng thống Reagan - người vừa đảm trách vị thế Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên được 69 ngày.

Theo lịch trình, nhóm của Trainor  hộ tống Tổng thống tới khách sạn Hilton cũng ở Washington (chỉ cách Nhà Trắng vài phút chạy xe) để đọc một bài diễn văn. Kết thúc diễn văn, vào lúc 14 giờ 27 phút, ông Reagan ra bằng cửa VIP và bước về phía chiếc xe Limousine bọc thép chống đạn chờ bên ngoài.

Phía bên trái Tổng thống khi đó có một nhóm nhỏ nhà báo, quay phim và khách bộ hành tập trung lại. Một trong đó là thủ phạm John Hinckley Jr. Gần tới xe, Tổng thống Reagan quay người sang trái giơ tay vẫy đám đông thì vụ ám sát xảy ra.

Khi thủ phạm Hinckley khai hoả khẩu súng ngắn, một nhân viên mật vụ trong nhóm là Timothy McCarthy lập tức xoay người lại, dang tay lấy thân mình che chắn cho Tổng thống. Trong khi Joe Trainor đẩy nhanh ông Reagan vào chiếc xe Limousine. McCarthy hứng trọn viên đạn vào bụng và ngã vật xuống đất. Thư ký Báo chí James Brady cũng bị thương vào đầu, còn sĩ quan cảnh sát Washington Metro Thomas Delahanty trúng đạn vào phía sau gáy.

Thật may mắn là không ai trong những người này tử vong vì vết thương sau đó.

“Lịch sử” sang trang

Nếu không thắng trong trò tung đồng xu sấp ngửa trước đó với đồng nghiệp cũng rất mẫn cán là McCarthy xem ai được chỉ huy, đặc vụ Trainor đã ở vào vị trí của McCarthy khi  xảy ra vụ ám sát.

“Tôi đã suy nghĩ về chuyện nhiều lần rằng khi đó McCarthy chỉ đứng cao hơn tôi có 1,5  inch và rằng nếu tôi phản ứng chính xác như anh ta làm… thì viên đạn chắc đã trúng vào tim tôi” – ông kể.

Viên đạn thứ tư trúng vào vỏ xe Limousine bọc thép rồi, trượt dài theo thân xe, lọt qua kẽ hở vô cùng hẹp ở bản lề cửa xe đang mở đúng thời khắc ông  Reagan được đẩy vào xe. Viên đạn sượt qua phần dưới cánh tay trái của Tổng thống, trượt qua một xương sườn và lọt vào phổi, nhưng lúc đầu không ai nhận thấy điều đó.

Trong cuốn băng quay lại cảnh này do một nhóm tin thời sự đứng chờ gần đó chộp được, có thể nghe thấy tiếng thét: “Đưa ông thoát ra, đi đi, đưa ông thoát ra” - và chiếc xe chở tổng thống lao vút đi hướng về Nhà Trắng.

Trong xe, một đặc vụ khác là Jerry Parr vòng tay khắp người Tổng thống Reagan nhưng không tìm thấy vết thương nào. Tuy nhiên do Tổng thống vẫn kêu đau và sau đó ho ra cả bọt máu, nên tới bùng binh Dupont của thành phố đặc vụ quyết định đưa Tổng thống tới bệnh viện.

Xe quay chuyển hướng chạy về phía bệnh viện của Đại George Washington. Thời gian trên đường làm Tổng thống mất khá nhiều máu, nhưng tới nơi Tổng thống vẫn cố gượng tự bước ra, rồi ông đổ sập xuống. Tại phòng cấp cứu, một bác sĩ đã phát hiện vết thương do đạn gây ra rất nhỏ chỉ bằng khe hở cắt trên giấy bên sườn và viên đạn đã găm vào phổi Tổng thống.  

Trainor từng là thành viên nhóm mật vụ bảo vệ Tổng thống Jimmy Carter 1 năm rưỡi trước khi đảm trách cùng nhiệm vụ với Tổng thống Reagan.

Đây là lần đầu công chúng có thể được nghe nói về phản ứng của các nhân viên mật vụ qua cuốn băng audio do cơ quan này tung ra từ hôm 11.3, nhằm đáp lại vô số đề nghị của công chúng được phóng viên Del Quentin Wilber của tờ Washington Post chuyển tới.

Việc này diễn ra trước khi cuốn sách của ông Wilber có tựa đề “Rawhide Down: The Near Assassination of Ronald Reagan” được tung ra. Nhà báo Wilber chính là người đã ghi chép lại từng phút một sự kiện xảy ra ngày 30.3.1981.

Rawhide là mật danh được lực lượng mật vụ đặt cho ông Reagan. Cuốn “Rawhide Down: The Near Assassination of Ronald Reagan”  kể về những quyết định tức thì của lực lượng mật vụ, bác sĩ và nhân viên y tế để cứu sống Tổng thống Reagan, người thực sự đã có thể tử vong nhưng lại được cứu sống 30 năm về trước.

Trainor giữ nguyên vị thế trong nhóm đặc biệt bảo vệ Tổng thống Reagan suốt bốn năm rưỡi sau đó, rồi chuyển  sang đơn vị khác và nghỉ hưu năm 2002. Ông có vợ và ba con.

Theo Linh Quyên (Lao Động/Post-gazette)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm