Báo Mỹ tiết lộ vũ khí tối thượng của Nga

Là một siêu cường trong phát triển tên lửa các loại, Nga hiện sở hữu một lượng lớn tên lửa đạn đạo và hành trình. Thừa hưởng kho vũ khí đồ sộ từ thời Liên Xô trước đây, Nga đã tăng cường và mở rộng đáng kể kho vũ khí này thông qua vô số chương trình hiện đại hóa.

Chuyên san quân sự The National Interest của Mỹ đánh giá hệ thống tên lửa mặt đất di động chính là vũ khí tối thượng của Nga. Vũ khí này từng xuất hiện trong các lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9-5 tại Quảng trường Đỏ và phục vụ trong quân đội Nga thời hậu Xô Viết.

“Võ sĩ hạng nặng” về tên lửa

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), bộ sưu tập tên lửa được kế thừa từ thời Liên Xô của Nga có số lượng và đa dạng về chủng loại nhất thế giới. Nga vẫn là một siêu cường trong việc phát triển các loại tên lửa, và các lực lượng tên lửa chiến lược của Nga đã trở thành phần quan trọng trong sách lược quân sự của Moscow.

Ngoài các tên lửa đặt tại lục địa Nga, TP cảng Kaliningrad ở vùng cực tây của Nga còn sở hữu một số tên lửa có khả năng đe dọa Ba Lan, Thụy Điển, Đức, Belarus, Ukraine, Lithuania và Latvia. Nga có khả năng kiểm soát một phần biển Baltic bằng kho vũ khí đặt tại lãnh thổ Kaliningrad.

Tên lửa hành trình đối hạm Yakhont của Nga. Ảnh: SPUTNIK

Dẫn thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), cây bút quân sự Caleb Larson của The National Interest chỉ ra rằng hệ thống tên lửa mặt đất di động là “đặc sản” của Nga nhờ tận dụng được lợi thế di động của chúng so với các tên lửa đặt cố định trong giếng phóng (silo) dù khả năng bảo vệ có phần kém hơn. 

Ca ngợi Nga là một “võ sĩ hạng nặng về tên lửa”, The National Interest đã điểm danh một số tên lửa và bệ phóng mang thương hiệu của Nga.

Hệ thống tên lửa SS-21 Scarab/OTR-21 Tochka

Nga duy trì một số phiên bản của hệ thống tên lửa Scarab/Tochka. Hệ thống tên lửa này được thiết kế và chế tạo lần đầu tiên năm 1975 nhằm cung cấp cho các chỉ huy chiến trường một loạt lựa chọn linh hoạt trên chiến trường, theo The National Interest. 

Ngụy trang tổ hợp tên lửa Tochka sau khi phóng thử thành công. Ảnh: SPUTNIK

Ngoài khả năng gây nổ cao, tên lửa Scarab/Tochka còn được trang bị đầu đạn chống bộ binh, chống tăng và chống radar, cũng như đầu đạn phá hỏng đường băng. Theo chuyên gia Larson, bên cạnh đó, tên lửa Tochka còn có đầu đạn hạt nhân chiến thuật công suất từ 10 đến 100 kiloton.

Phương tiện vận chuyển được sử dụng cho tên lửa này là phương tiện đổ bộ, có thể di chuyển tốt trên địa hình hiểm hóc và lội ở vùng nước sâu.

Một điểm cộng nữa là phương tiện này có hệ thống lọc tốt đủ để bảo vệ kíp vận hành gồm ba người chống lại mối đe dọa hạt nhân, sinh học và hóa học.

Tên lửa SS-26 Iskander

Dần dần thay thế cho nền tảng tên lửa Scarab/Tochka là tên lửa Iskander. Cây bút Larson cho hay tên lửa Iskander đã được cải thiện đôi chút so với thế hệ trước và có đầu đạn lớn hơn và đây mới chỉ là một vài đặc điểm nổi trội của Iskander.

Một vụ thử nghiệm tên lửa SS-26 Iskander. Ảnh: TWITTER

Tên lửa sử dụng hỗn hợp radar GLONASS, quán tính và radar để theo dõi địa hình. Iskander có độ chính xác cao với sai số điểm rơi chỉ từ 5-10 m. Phương tiện vận chuyển được sử dụng cho Iskander cũng có khả năng di chuyển trên địa hình gồ ghề và lội nước.

Mái của bệ phóng được bọc thép, giúp bảo vệ tên lửa tốt hơn.

Iskander và các biến thể được triển khai thường xuyên tới Kaliningrad để răn đe các quốc gia trong khu vực. Kể từ năm 2018, một số biến thể của Iskander đã được biên chế vĩnh viễn tại Kaliningrad.

Tên lửa SS-N-26 Yakhont

Chuyên gia Larson còn nhắc tới tên lửa đối hạm siêu thanh SS-N-26 Yakhont. Tên lửa này có thể phóng từ đất liền, trên biển, trên không hay từ tàu ngầm. Tên lửa này đã được xuất khẩu sang Indonesia.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm