Biệt thự "Thế kỷ" của ca sĩ Ngọc Sơn tọa lạc trên đường Sương Nguyệt Ánh, TP.HCM khiến cho bất cứ ai đi qua đây cũng đều phải tò mò ngoái lại nhìn. Tuy nhiên, sau khi được tận mắt chứng kiến nội thất, bài trí bên trong căn biệt thự, không phải ai cũng "thẩm thấu" được lối kiến trúc ấn tượng này của Ngọc Sơn.
Căn biệt thự của Ngọc Sơn luôn thu hút sự chú ý của người đi đường bằng lối kiến trúc khác biệt.
Ca sĩ Ngọc Sơn đứng trước cửa nhà.
Ngay từ sảnh vào của biệt thự nam ca sĩ đã trang trí 2 tấm ảnh có kích cỡ khổng lồ, thoạt nhìn thì khá giống với poster dành cho liveshow ca nhạc.
Bên phải căn nhà còn được bài trí một tấm phù điêu với "8 điều chân tình của Ngọc Sơn". Thậm chí trên nóc căn biệt thự từng được rao bán với mức giá 500 triệu USD này cũng có một tấm bảng tương tự nhưng được viết bằng tiếng Anh.
Để vào được bên trong căn biệt thự của anh khách phải qua hệ thống điều khiển tự động và vượt qua cái cổng khổng lồ.
Phòng khách được Ngọc Sơn trang trí khá đặc biệt. Bên phải, anh đặt tượng Quan Công, bên trái lại có tượng Đạt ma Sư tổ giống như trong đền, chùa.
Phòng ngủ của Ngọc Sơn được trang trí bằng những hoạ tiết rồng rất cầu kỳ. Chiếc giường ngủ bằng gỗ cũng được trạm trổ khá uy nghi.
Không phải ai cũng có thể hiểu được dụng ý của chủ nhân căn nhà khi đặt tượng Quan Công bên phải, tượng Đạt Ma Sư Tổ bên trái "long bào" của mình. Một độc giả đã bình luận: "Giống đền, đền của Ngọc Sơn đấy mà".
Thậm chí căn biệt thự có giá trên trời này của nam ca sĩ nhạc sến còn bị cộng đồng cho rằng có phần hơi u ám, lạnh gáy nếu lần đầu bước vào. Độc giả Hoa Tuyết bình luận:
“Nói thật là tôi cũng không thích cách bài trí của căn biệt thưu này, u tối thật, không có ánh sáng thiên nhiên”.Facebooker Chi Kim cũng đồng tình với ý kiến: “Không biết đắt giá như thế nào nhưng nhìn u ám quá… nhìn ghê ghê giống như ở âm tào địa phủ trong phim Trung Quốc”.
Còn đây là phòng ngủ dành cho khách.
Chiếc xe đạp thủa cơ hàn được treo ở vị trí trang trọng như một kỷ vật của anh một thời gian khó
Một bức tranh tường trong nhà Ngọc Sơn cũng có lối trạm trổ khá "âm u" kèm theo những dòng thơ "dị" mà các chữ đầu được xếp thành 4 chữ: "Ngọc Sơn dễ thương".