Sao nhà đèn không mua bán điện trực tiếp tới người thuê nhà?

Đơn cử như các xóm trọ của sinh viên tại làng đại học quốc gia TP.HCM, khu vực khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức giá điện ở đây có khi lên tới 4.000 đồng/kWh gây không ít khó khăn cho những người ở trọ, đặc biệt là sinh viên và công nhân.

Văn bản của Sở Công thương mới chỉ dành sự ưu tiên cho những người thuê nhà trọ trên 12 tháng mới được đăng ký để nhận định mức điện, nhưng sẽ bất hợp lý nếu như những hợp đồng thuê nhà dưới 12 tháng không nhận được sự ưu ái này. Để lách luật, chủ nhà trọ sẽ ký hợp đồng thuê nhà với thời hạn là 6 tháng.

Qua thời gian trên thì họ sẽ ký tiếp hợp đồng mới. Vì vậy cho dù giải pháp của các cơ quan chức năng là tốt nhưng tính khả thi trên thực tế của những văn bản này trong đời sống là không cao, không phân phối lợi ích sử dụng điện cho các nhóm người trong xã hội như công nhân, sinh viên, người lao đông đơn giản... Mong sao cơ quan chức năng sẽ có giải pháp thích hợp để cuộc sống những cư dân xa quê bớt đi một chút nhọc nhằn.

NGUYỄN TIẾN HÙNG (han...@gmail.com)

Tại sao phải cần tới 12 tháng chứ? Nếu muốn đảm bảo thu đủ tiền, sợ người ta không trả tiền thì có thể bắt họ đặt tiền thế chân. Đóng tiền thế chân vài trăm ngàn mà sử dụng điện đúng giá, xem họ có đồng ý không thì biết. Đặc biệt đối với sinh viên chỉ cần có xác nhận của nhà trường là được chứ gì, công nhân thì có công ty bảo lãnh, làm như thế không hay hơn sao?

Như bạn đọc nhận xét, 12 tháng quá dễ để lách luật. Có ai đời lại tự bớt thu nhập của mình không, tất nhiên chủ nhà sẽ không dại gì làm vậy và sẽ tìm mọi cách để lách thôi. Chỉ có cách là làm việc trực tiếp với người sử dụng điện mới hiệu quả nhất. Tại vì đối tượng thuê nhà chủ yếu là sinh viên và công nhân thôi, nên tôi nghĩ việc đảm bảo thu tiền điện trực tiếp các đối tượng này cũng không có gì là khó.

TẠ NGỌC ẨN (tangocan...@yahoo.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm