Sữa học đường ở Hà Nội: “Dấu son” cần nhân rộng

Trong đó, từ việc đấu thầu, tập huấn thực hiện cho đến quá trình thực hiện ở mỗi nhà trường, đã lan toả niềm tin và động lực cho những địa phương khác, nơi mà nhiều trường học, nhiều trẻ em vẫn còn đang “khát sữa”.

Hà Nội dám làm và làm với trách nhiệm cao

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của UBND TP. Hà Nội, đề án Sữa học đường Hà Nội đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, rộng rãi và minh bạch với những tiêu chuẩn đấu thầu khắt khe nhằm chọn ra nhà thầu uy tín, có đủ năng lực sản xuất với giá thành phù hợp. Kết quả, Sở GD-ĐT Hà Nội chính thức chọn Vinamilk là đơn vị cung cấp sữa cho đề án với mức hỗ trợ 23% (cao hơn mức mời thầu 3%) và đã giúp tiết kiệm cho ngân sách TP hơn 350 tỷ đồng.

Chương trình Sữa học đường được triển khai thành công tại Hà Nội, đã lan toả niềm tin và động lực cho những địa phương khác, nơi mà nhiều trường học, nhiều trẻ em vẫn còn đang “khát sữa”

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin, theo mục tiêu của Sở GD-ĐT Hà Nội đề ra, từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020, sẽ có khoảng 1,2 triệu trẻ mầm non và tiểu học ở tất cả các cơ sở giáo dục tại 30 quận, huyện của Hà Nội, không phân biệt trường công lập, ngoài công lập hay các nhóm trẻ tư thục… đều sẽ được uống sữa học đường. “Chương trình Sữa học đường không chỉ có ý nghĩa nhân văn và xã hội to lớn đối với sự phát triển của trẻ em mà còn thể hiện rõ nét sự quyết tâm, đồng lòng của tất cả các cấp, các ngành của TP Hà Nội trong việc triển khai thực hiện chương trình, giúp giảm bớt các gánh nặng về tài chính đối với gia đình, xã hội và đem lại cho các em sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn dinh dưỡng có lợi”, ông Tiến đánh giá.

Sau khi trúng thầu, để chuẩn bị triển khai Chương trình Sữa học đường, trước đó, vào tháng 12-2018, Vinamilk và Sở GD-ĐT Hà Nội, các Phòng GD-ĐT quận, huyện đã tiến hành tập huấn liên tục trong 10 ngày ở khắp 30 quận, huyện trong địa bàn cho gần 10.000 đại biểu, bao gồm: ban giám hiệu, giáo viên và đại diện hội phụ huynh học sinh từ 1.847 trường công lập và 2.509 nhóm trẻ để cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết liên quan đến việc triển khai chương trình Sữa học đường vào đầu năm 2019.

Phụ huynh đã an lòng trước vấn nạn thực phẩm bẩn

Thời gian vừa qua, dịch bệnh và một số vụ việc về thực phẩm không an toàn được đưa vào  trường học khiến phụ huynh và nhà trường cảm thấy lo lắng. Thế nhưng, với Chương trình Sữa học đường, các trường mầm non, tiểu học ở Hà Nội đã nhận được trọn vẹn sự an lòng của phụ huynh.

Chương trình Sữa học đường có ý nghĩa nhân văn và xã hội to lớn đối với sự phát triển của trẻ em, vì một Việt Nam luôn vươn cao

Nhiều phụ huynh có con học tại trường mầm non và tiểu học ở Hà Nội cho biết: Sau nhiều lần đến trường của con để “mục sở thị” việc giao nhận, bảo quản cũng như việc các con uống sữa học đường ra sao thì những nghi ngại của gia đình đã tan biến bởi cách làm rất chuyên nghiệp, bài bản, đặt lợi ích của học sinh lên trên hết.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD- ĐT còn cho hay: Ngay từ đầu triển khai chương trình, phụ huynh được phổ biến rất rõ là có đăng ký cho con uống sữa học đường bất cứ lúc nào, hoặc có thể dừng bất cứ lúc nào nếu thấy còn vấn đề băn khoăn, lo lắng. Nghĩa là việc tham gia là hoàn toàn tự nguyện và  thống kê từ các nhà trường cho thấy, số lượng đăng ký có xu hướng ngày càng tăng.

Bà Đặng Phương Liên, Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai, Hoàn Kiếm, cho rằng: Chương trình có nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với lứa tuổi để giúp các bé hiểu được tầm quan trọng của việc uống sữa. Vì vậy, các con cảm nhận được hạnh phúc của việc uống sữa mỗi ngày. Ngoài ra, việc dạy các bé gấp vỏ hộp sau khi uống sữa còn hình thành một thói quen rất tốt cho trẻ. Chúng tôi tin rằng khi các con lớn lên sẽ là những công dân có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Bà Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Hà Nội chia sẻ: học sinh được uống sữa vào lúc 15 giờ 20 hàng ngày. Đây là thời điểm thích hợp cho việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao cho học sinh, đảm bảo đúng mục đích mà chương trình đặt ra. “Việc uống sữa học đường của học sinh được ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm giám sát chặt chẽ, các con uống hết phần sữa và rất hào hứng…” bà Liên nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm