Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Stanford (Mỹ), chất sulforaphane có tác dụng loại bỏ các tế bào ung thư có nhiều trong cải bắp hơn bất cứ loại rau củ nào. Do đó, cải bắp có thể tăng sản xuất các loại enzyme, loại bỏ các hóa chất hoạt động tự do, phá hủy các tế bào gây ung thư.
Đặc biệt, bắp cải rất có tác dụng trong ngăn ngừa ung thư ruột. Nếu ăn cải bắp tuần 1 lần, sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột 70%, ăn tuần hai lần thì nguy cơ giảm còn 40%. Cạnh đó, phụ nữ nếu ăn bắp cải 4, 5 lần/tuần thì nguy cơ ung thư vú giảm xuống đến 75%.
Nước bắp cải ép được y học hiện đại chứng minh rằng có thể giúp mau lành vết loét ở dạ dày, ruột, tá tràng. Ngoài ra, trong nước ép bắp cải còn có chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, do đó nếu bị loét dạ dày, nên uống ½ ly ước ép bắp cải mỗi sáng và trước khi đi ngủ.
Trong bắp cải có nhiều muối khoáng, can xi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua và nhiều hơn cà rốt gấp 4,5 lần, nhiều hơn khoai tây và hành tây gấp 3,6 lần. Vitamin C trong cải bắp kết hợp với vitamin P thành phức hợp PC, có giá trị sinh học cao hơn cả vitamin C.
Trong bắp cải (nhất là bắp cải tím) có chứa nhiều beta carotene, một loại chất chống lại sự thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác và ngăn chặn đục thủy tinh thể. Vì vậy bổ sung bắp cải vào chế độ ăn cũng là cách để chăm sóc cho cửa sổ tâm hồn.
Bắp cải còn có tác dụng chữa ho, viêm phế quản, giúp long đờm hiệu quả. Dùng 80-100 gam bắp cải nấu với nửa lít nước khoảng 30 phút, hòa thêm một chút mật ong uống sẽ giúp giảm ho.
Lượng vitamin C rất giàu trong bắp cải giúp người ăn nhiều bắp cải nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe. Cạnh đó bắp cải còn có thêm tác dụng giảm đau cơ bắp vì trong thành phần có nhiều axit lactic.
Cải bắp cũng là thực phẩm quen thuộc với những người ăn kiêng giảm cân hoặc muốn chống bệnh béo phì. Cách sử dụng chỉ là ăn cải bắp luộc, hoặc ăn sống, hoặc uống nước ép do trong cải bắp có chất ngăn glucid chuyển hóa thành lipid, là một trong những nguyên nhân gây béo phì.
Theo Đông y, bắp cải tính hàn, vị ngọt, không độc, tác dụng thanh nhiệt, thanh phế, trừ đà, giải độc, hòa huyết. Ngoài ra còn giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức, phòng chống bệnh tim mạch.
Trong bắp cải đặc biệt có nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy khi bị táo bón, bạn đừng quên bổ sung thêm bắp cải vào khẩu phần ăn mỗi ngày của mình.
Ngoài tác dụng là một thực phẩm ngon lành, nhiều dinh dưỡng, một thảo dược chữa bệnh, bắp cải còn giúp phụ nữ có làn da trắng mịn, láng bóng, giảm nếp nhăn. Ngoài việc ăn rau bắp cải, uống nước bắp cải ép, bạn có thể nghiền hoặc xay nhỏ lá bắp cải để làm mặt nạ dưỡng da mỗi
Bắp cải tím đậm rất giàu vitamin C và vitamin K, anthocyanin polyphenols (chất chống oxy hóa, các tính năng kháng viêm khác nhau), bổ dưỡng hơn so với bắp cải xanh. Một số nghiên cứu cho rằng, anthocyanin có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư hiệu quả hơn bắp cải xanh.