Ông lớn viễn thông thu phí khủng: 820 đồng/tin nhắn

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết hiện nay mức giá cước tin nhắn mà các doanh nghiệp viễn thông đang áp dụng đối với các ngân hàng cao gấp gần 3 lần so với tin nhắn thông thường (tin nhắn giữa các cá nhân đơn lẻ ở mức 250-300 đồng/tin nhắn).

Cụ thể, MobiFone và VinaPhone thu 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính và 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, trước đây Viettel tính mức thu đồng giá đối với các loại dịch vụ tin nhắn của ngân hàng là 500 đồng/tin nhắn, thì từ năm 2019, công ty này đã nâng mức giá cước lên 785 đồng đối với tin nhắn giao dịch tài chính. Riêng Vietnammobile, Beeline thu 280-400 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng.

Các ngân hàng đều chịu phí SMS trực tiếp từ nhà mạng hoặc đối tác của nhà mạng, mức phí SMS Branding 690-720 đồng/tin nhắn.

Ví dụ, khi Vietcombank thu mức phí chuyển tiền trong nội bộ ngân hàng với mức phí là 2.000 đồng (chưa bao gồm VAT) thì Vietcombank phải trả cho phía nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaFone với số tiền là 785-820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính.

Theo các ngân hàng, hiện hầu hết giao dịch ngân hàng đều sử dụng dịch vụ viễn thông với các loại tin nhắn như: mã xác thực (OTP), biến động số dư tài khoản, cảnh báo giao dịch lừa đảo, gian lận, thay đổi dịch vụ, tin nhắn quảng cáo, chăm sóc khách hàng...

Đáng chú ý là phía ngân hàng hiện phải trả mức giá cước dịch vụ tin nhắn của các doanh nghiệp viễn thông với mức rất cao. Lãnh đạo nhiều ngân hàng cho biết hiện nay mức giá cước tin nhắn mà các doanh nghiệp viễn thông đang áp dụng đối với các ngân hàng cao gấp gần ba lần so với tin nhắn thông thường (tin nhắn giữa các cá nhân đơn lẻ ở mức 250-300 đồng/tin nhắn).

Trong khi đó, theo thống kê của NAPAS, đến nay đã có 44/45 ngân hàng thực hiện miễn, giảm phí thanh toán cho khách hàng, chiếm 99,7% thị phần đã miễn giảm phí; nhiều loại phí đã được giảm 75%-100% mức phí cũ.

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại chia sẻ: "Với việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt thì việc duy trì sử dụng tin nhắn SMS là một nhu cầu thiết yếu để tránh kẻ gian giả mạo, lừa đảo khách hàng, chứ ngân hàng không nhằm mục đích kinh doanh. Hơn nữa, hiện các ngân hàng cũng đang nỗ lực giảm phí, miễn phí giao dịch thanh toán trực tuyến thì việc các công ty viễn thông thu mức phí cao gấp nhiều lần so với mức thông dụng là chưa hợp lý.

Thậm chí, với mức giá cước phí tin nhắn dịch vụ viễn thông cao gấp 3 lần tin nhắn thông thường, hầu hết các ngân hàng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng đều phải bù lỗ khi phải chi trả chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông. Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng trong việc thực hiện chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt".

Để giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng khi thực hiện chính sách miễn, giảm phí sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho nền kinh tế, ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét giảm mức giá cước tin nhắn xuống tương với mức giá cước tin nhắn thông thường (áp dụng cho dịch vụ nhắn tin giữa các cá nhân đơn lẻ) hoặc ít nhất giảm 50% mức giá cước tin nhắn đang áp dụng với các ngân hàng.

Đừng bỏ lỡ

Nóng hôm nay: Bộ Nội vụ nêu lý do không giữ thành phố, thị xã trong thành phố, tỉnh; Lưu ý khi chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Nóng hôm nay: Bộ Nội vụ nêu lý do không giữ thành phố, thị xã trong thành phố, tỉnh; Lưu ý khi chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

(PLO)- Bộ Nội vụ nêu lý do không giữ lại các thành phố, thị xã trong tỉnh, thành phố; Chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội sau vụ cháy làm 3 người tử vong; Những lưu ý khi chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự; Tân Sơn Nhất đón số chuyến bay kỷ lục dịp lễ 30-4, hành khách cần chú ý đi lại giữa các nhà ga.

Đọc thêm

Eximbank nêu lý do không chia cổ tức

Eximbank nêu lý do không chia cổ tức

(PLO)- Chủ tịch HĐQT Eximbank Nguyễn Cảnh Anh cho biết trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, với đặc thù là một ngân hàng chuyên cho vay xuất nhập khẩu, Eximbank cần có những sự cẩn trọng nhất định.

VietinBank eFAST X-Mate – “Trợ lý số” của Doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

VietinBank eFAST X-Mate – 'Trợ lý số' của Doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

(PLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

Siêu lợi suất VIB - Tài khoản tập trung vào lợi ích khách hàng nhất, tiếp tục chi tiền tỷ thưởng người dùng mới

Siêu lợi suất VIB - Tài khoản tập trung vào lợi ích khách hàng nhất, tiếp tục chi tiền tỷ thưởng người dùng mới

(PLO)- Sau 2 tháng ra mắt, tài khoản siêu lợi suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã nhanh chóng khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường. Tiếp nối chuỗi hoạt động truyền cảm hứng đánh thức dòng tiền nhàn rỗi toàn xã hội, VIB vừa công bố chương trình khuyến mại quy mô lớn “Phi vụ tiền tỷ” với giá trị tiền thưởng là không giới hạn.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp Lễ thống nhất

Ngân hàng tung ưu đãi dịp Lễ thống nhất

(PLO)- Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

(PLO)- Ngày 25-4, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UpCOM: KLB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 theo hình thức trực tuyến. Tại Đại hội, với tỷ lệ đồng thuận cao, cổ đông KienlongBank đã thông qua nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chiến lược của Ngân hàng trong thời gian tới.