Tảo mộ cuối năm, người đàn ông đánh đàn tưởng nhớ vợ quá cố

Tảo mộ cuối năm, người đàn ông đánh đàn tưởng nhớ vợ quá cố

(PLO)-  Nhiều người dân ở Hà Nội đã tranh thủ những ngày cuối tuần, sắm sửa lễ vật, hương hoa… để đi tảo mộ mời gia tiên về ăn Tết Nguyên đán 2023.
Tranh thủ những ngày cuối tuần, nhiều gia đình ở Hà Nội đã sum họp con cháu để cùng nhau đi tới phần mộ của người thân, tổ tiên để thắp hương mời gia tiên về ăn Tết Nguyên đán 2023.
Tranh thủ những ngày cuối tuần, nhiều gia đình ở Hà Nội đã sum họp con cháu để cùng nhau đi tới phần mộ của người thân, tổ tiên để thắp hương mời gia tiên về ăn Tết Nguyên đán 2023.
Ghi nhận tại Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên (Hòa Bình), rất nhiều gia đình ở Hà Nội lặn lội hàng chục cây số để tới phần mộ người thân của mình đang an nghỉ tại đây.
Ghi nhận tại Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên (Hòa Bình), rất nhiều gia đình ở Hà Nội lặn lội hàng chục cây số để tới phần mộ người thân của mình đang an nghỉ tại đây.
Những lễ vật mang theo là hương hoa, cây cảnh, tiền vàng...
Những lễ vật mang theo là hương hoa, cây cảnh, tiền vàng...
Tục tảo mộ đối với người Việt đã có từ rất lâu, đây là truyền thống từ lâu đời thể hiện đạo lí "uống nước nhớ nguồn" đối với những thế hệ hôm nay dành cho ông bà tổ tiên.

Tục tảo mộ đối với người Việt đã có từ rất lâu, đây là truyền thống từ lâu đời thể hiện đạo lí "uống nước nhớ nguồn" đối với những thế hệ hôm nay dành cho ông bà tổ tiên.

Hàng năm, khi Tết đến xuân về, các gia đình lại tới mộ phần dòng tộc ở quê hoặc nơi an táng người thân để thực hiện công việc này.

Hàng năm, khi Tết đến xuân về, các gia đình lại tới mộ phần dòng tộc ở quê hoặc nơi an táng người thân để thực hiện công việc này.

Ông Hồ Đình Tâm (69 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Sáng sớm gia đình tôi đã lên thắp hương tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng và bây giờ xuống phần mộ để thắp hương, mời tổ tiên và bà ấy về ăn Tết cùng gia đình".

Ông Hồ Đình Tâm (69 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Sáng sớm gia đình tôi đã lên thắp hương tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng và bây giờ xuống phần mộ để thắp hương, mời tổ tiên và bà ấy về ăn Tết cùng gia đình".

Tại mộ phần gia tiên, đại gia đình ông Dương Đức Minh (70 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) với nhiều thế hệ từ con cháu đến chắt, cùng tề tựu, một lòng thành kính, xúc động tưởng nhớ những người thân trong những ngày cuối năm để mời gia tiên về đón Tết.

Tại mộ phần gia tiên, đại gia đình ông Dương Đức Minh (70 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) với nhiều thế hệ từ con cháu đến chắt, cùng tề tựu, một lòng thành kính, xúc động tưởng nhớ những người thân trong những ngày cuối năm để mời gia tiên về đón Tết.

Những nén tâm nhang để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với cội nguồn tổ tiên.

Những nén tâm nhang để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với cội nguồn tổ tiên.

Tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hóa của người Việt, là cách để con cháu nhớ về tổ tiên, để gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc.

Tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hóa của người Việt, là cách để con cháu nhớ về tổ tiên, để gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc.

Vì thế, dù có bận đến mấy, các gia đình cũng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm.
Vì thế, dù có bận đến mấy, các gia đình cũng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm.
Ông Đinh Tùng Bách (52 tuổi, Hòa Bình) cho biết, sau khi sửa biện phần mộ cho vợ, thắp hương, ông ngồi lặng lẽ chơi đàn để tưởng nhớ người bạn đời.
Ông Đinh Tùng Bách (52 tuổi, Hòa Bình) cho biết, sau khi sửa biện phần mộ cho vợ, thắp hương, ông ngồi lặng lẽ chơi đàn để tưởng nhớ người bạn đời.
“Vợ tôi từng là diễn viên, biên đạo múa nhưng không may mắc bệnh qua đời. Tôi lên đây để tưởng nhớ, chơi những khúc nhạc ngày trước vợ tôi rất thích và mong năm mới luôn bình an, sức khỏe, tài lộc với tất cả mọi người”, ông Bách chia sẻ.

“Vợ tôi từng là diễn viên, biên đạo múa nhưng không may mắc bệnh qua đời. Tôi lên đây để tưởng nhớ, chơi những khúc nhạc ngày trước vợ tôi rất thích và mong năm mới luôn bình an, sức khỏe, tài lộc với tất cả mọi người”, ông Bách chia sẻ.

Đọc thêm