Thạc sĩ vững thực hành hơn chạy theo bằng cấp tiến sĩ

Ông Nhạ cho rằng ngành công nghệ như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đang đào tạo rất cần thạc sĩ “thật”, vững năng lực thực hành, bám sát thực tiễn, thay vì chạy theo bằng cấp mà năng lực thực hành hạn chế, dạy chay.

Ông đánh giá cao các hoạt động đào tạo của nhà trường, luôn khao khát đổi mới, sáng tạo, nói được làm được, đứng tốp đầu trong ngành sư phạm công nghệ.

Theo đó, Bộ trưởng lưu ý nhà trường cần song hành đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ và chuyên môn sư phạm kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy thời gian tới. “Để đáp ứng phương án đổi mới theo hướng nghiên cứu, ứng dụng nhà trường cần rà soát lại các ngành đào tạo hiện có để tập trung chọn 5-7 ngành đầu tư cho hiệu quả thay vì đầu tư dàn trải" - ông Nhạ khuyến nghị.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đặt câu hỏi với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Ảnh: P.ĐIỀN

Giải đáp những băn khoăn của giáo viên về cách mạng công nghiệp 4.0 tác động thế nào đến giáo dục đại học, ông Nhạ chia sẻ: "Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến nhiều lĩnh vực cuộc sống, trong đó có giáo dục. Cốt lõi của cuộc cách mạng này là ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Đây là cơ hội để các trường tiếp cận, ứng dụng công nghệ số bứt phá vươn lên".

Tuy nhiên, ông Nhạ cho rằng các trường không nên quá vồ vập khi đón nhận mà phải thận trọng chắc chắn, vì tác động của cuộc cách mạng này sẽ khiến một số ngành biến mất, nhường chỗ cho một số ngành mới ra đời.

“Vấn đề là giáo dục cần ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để đáp ứng sự thích nghi với xu hướng của thời đại. Đồng thời, các trường không nên quá sa đà vào hội chứng 4.0 mà cần xác định nội lực của mình có là gì để áp dụng vào thực tiễn" - ông Nhạ nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới