Thanh Hóa kiên quyết xử lý tội phạm tham nhũng kinh tế

(PLO)- Tham nhũng ở Thanh Hóa xảy ra ở một số lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm là quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng tài chính, vốn đầu tư công...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 9-12, tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng.

Hàng loạt cán bộ tham nhũng tiêu cực bị bắt giam

Tại kỳ họp, ông Nguyễn Ngọc Tiến- Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã báo cáo trước HĐND tỉnh về công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2019 đến 2022.

Theo đó, việc xử lý các vụ án tham nhũng, vụ việc tham nhũng liên quan đến kinh tế, tiêu cực và thu hồi tài sản tham nhũng qua việc thực hiện 973 cuộc thanh tra, trong đó có 179 cuộc thanh tra đột xuất phát hiện các sai phạm về kinh tế 466 tỉ đồng và chuyển 9 vụ việc có hành vi tham nhũng, tiêu cực đến cơ quan điều tra.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Đ. TRUNG

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Đ. TRUNG

Báo cáo của Ban Pháp chế, HĐND nêu rõ kết quả khởi tố điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế, tiêu cực trong giai đoạn 2019-2022.

Cụ thể, cơ quan hai cấp đã thụ lý điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng tiêu 150 vụ/328 bị can. Kết thúc điều tra đề nghị truy tố là 103 vụ/271 bị can; đình chỉ điều tra 6 vụ; tạm đình chỉ 11 vụ; chuyển cơ quan có thẩm quyền 1 vụ/1 bị can; đang điều tra 30 vụ/55 bị can.

TAND hai cấp đã thụ lý 97 vụ/233 bị cáo phạm tội về kinh tế, tham nhũng, trong đó cấp tỉnh 25 vụ/72 bị cáo và cấp huyện là 72 vụ/161 bị cáo. Tổng tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tiêu cực là 213 tỉ đồng và gần 37.000 m2 đất.

Tuy nhiên, việc tự kiểm tra để phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức đơn vị hầu như không có, chủ yếu qua dư luận xã hội, đơn thư tố cáo, báo chí phản ánh hoặc khi cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra mới phát hiện sai phạm.

Điển hình là vụ vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Yên Định. TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt cựu chủ tịch UBND huyện Yên Định Lưu Vũ Lâm 3 năm tù giam.

Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Đinh Cẩm Vân, nguyên Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa về những sai phạm liên quan đến Dự án Hạc Thành Tower.

Công an cũng bắt giữ ông Nguyễn Bá Hùng, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính (thời điểm có hành vi sai phạm) khi đang giữ chức Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Như Xuân.

Một bộ phận cán bộ lợi dụng kẻ hở để tham nhũng

Báo cáo của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ ra một số bất cập ở các lĩnh vực quản lý kinh tế, từ đó dễ bị lợi dụng để tham nhũng tiêu cực.

Những bị can bị khởi tố, điều tra qua những vụ tham nhũng tiêu cực được phát hiện chủ yếu là cán bộ, đảng viên, người có chức vụ quyền hạn, có kiến thức về quản lý nhà nước, có mối quan hệ rộng. Những bị cáo thường tổ chức thành đường dây khép kín để che dấu tội phạm nên đấu tranh với tội phạm tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn.

Việc để xảy ra tham nhũng do một phần người đứng đầu cơ quan tổ chức quản lý công chức chưa tiến hành thường xuyên dẫn đến một bộ phận cán bộ đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham nhũng tiêu cực.

Để ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực phát sinh trong các lĩnh vực về quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, đầu tư, đấu thầu, đấu giá, HĐND tỉnh Thanh Hóa kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi các quy định pháp luật liên quan.

Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa cần phải quản lý chặt đối những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực. Tiếp tục cải cách hành chính, môi trường đầu tư, kiểm soát tốt kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức viên chức.

Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11-12. Ảnh: Đ. TRUNG

Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11-12. Ảnh: Đ. TRUNG

Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, chú trọng giáo dục liêm chính để cán bộ tiết kiệm, không tham nhũng. Khắc phục cán bộ sợ sai không dám làm, né tránh nhiệm vụ, làm việc cầm chừng. Xử lý nghiêm cán bộ đảng viên sai phạm, qua đó nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức.

Nơi nào tự kiểm tra không phát hiện, hoặc không phát hiện được vi phạm thì phải xử lý nghiêm người đứng đầu. Thời gian tới tiếp tục xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng người đúng tội, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm và kiên quyết thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự tham nhũng, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị.

Chuyển vị trí công tác của cán bộ để ngừa tham nhũng

Hàng năm Thanh Hóa đã xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi đối với 1.635 cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật PCTN năm 2018.

Qua đó việc chuyển đổi vị trí công tác cơ bản đảm bảo khách quan, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan góp phần phòng ngừa tham nhũng.

Đáng chú ý là Thanh tra tỉnh 18 người, Sở NN&PTNT 39 người, Công an tỉnh 687 lãnh đạo, VKSND tỉnh Thanh Hóa điều động 57 công chức giữ chức vụ lãnh đạo và biệt phái 168 công chức…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bình Dương có thêm một thành phố

Bình Dương có thêm một thành phố

(PLO)- Với quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bình Dương chính thức có năm TP là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và TP Bến Cát.

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy