Thêm nhiều không gian gốm để phát triển du lịch văn hóa TP.HCM

(PLO)- Không gian gốm Bát Tràng mang lại hiệu quả trong việc gắn kết tạo thành tour, tuyến du lịch nhằm phát triển du lịch văn hóa TP.HCM.

Du lịch văn hóa là sản phẩm được ngành du lịch TP.HCM quan tâm và phát triển trong thời gian qua. Theo chiến lược phát triển du lịch TP xác định sản phẩm văn hóa lịch sử là sản phẩm chính.

Để tìm hiểu tìm hiểu nét đẹp văn hóa, lịch sử TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói riêng, du khách trong và ngoài nước không lạ lẫm với các địa điểm không gian gốm Bát Tràng tại một số khu vực trung tâm, quận 12, quận Tân Phú.

Một không gian gốm Bát Tràng tại một trung tâm thương mại ở TP.HCM.

Đại điện Sở Du lịch TP.HCM cho biết, không gian gốm Bát Tràng mang lại hiệu quả trong việc gắn kết tạo thành tour, tuyến du lịch hấp dẫn tại TP.HCM. Các công ty lữ hành, TP Thủ Đức, quận, huyện có thể khai thác tài nguyên thành các sản phẩm du lịch theo chương trình “Mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm đặc trưng”. Đặc biệt, du khách có thể mua sắm sản phẩm quà tặng lưu niệm với hàng trăm dòng sản phẩm đa dạng.

Ông Vũ Đình Mạnh, Chủ tịch Công ty CP Không gian gốm Bát Tràng, cho biết người nước ngoài đến Việt Nam sẽ tìm đến những nét đặc sắc về nghệ thuật và văn hóa, trong đó gốm sứ được kết tinh hội tụ hai điều ấy.

Theo ông Mạnh, việc sáng tác ra sản phẩm gốm sứ gắn với hình ảnh và văn hóa Việt Nam thể hiện khối óc và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Khách du lịch quốc tế nhìn nhận và chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật, đồng thời sở hữu mang những món quà lưu niệm khi đến TP.HCM.

Sản phẩm gốm sứ gắn với hình ảnh du lịch và văn hóa của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

"Hiện đơn vị đã xây dựng được 8 không gian gốm Bát Tràng tại TP.HCM như chợ Bến Thành, Bưu điện TP.HCM... và đồng hành cùng các lễ hội của ngành du lịch để tạo điểm nhấn nét đẹp văn hóa Việt nam quảng bá đến công chúng. Chúng tôi kỳ vọng các không gian này tạo nên sức hút cho du lịch TP.HCM."- ông Mạnh nói.

Ngoài ra, các công ty lữ hành trên địa bàn TP.HCM đã khai thác dòng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc trưng với thị trường khách inbound (khách du lịch đến Việt Nam) và nội địa như “Gò Vấp - Trăm năm tìm lại dấu xưa”, tour “Sài Gòn rong ca”, tour Biệt động Sài Gòn.

Với tour Biệt động Sài Gòn, du khách tham quan các di tích gồm Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt Động Sài Gòn tại quán cà phê Đỗ Phủ, Bia Tưởng Niệm chiến sĩ Biệt Động Sài Gòn...

Bên cạnh đó, lễ hội Áo dài TP.HCM đã trở thành một trong những sự kiện du lịch - văn hóa đặc trưng của TP. Hay điểm nhấn đặc sắc nhất của lễ hội sông nước lần thứ nhất năm 2023 là đêm diễn nghệ thuật "Dòng sông kể chuyện" tại cảng Sài Gòn tháng 8 vừa qua cũng được TP kỳ vọng đêm diễn sẽ trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo chưa từng có.

Theo Sở Du lịch TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tại, TP có 366 tài nguyên du lịch. Tính đến tháng 10-2023 TP.HCM có 42 sản phẩm du lịch đặc trưng tại TP Thủ Đức và quận, huyện.

Đêm diễn nghệ thuật "Dòng sông kể chuyện" tại cảng Sài Gòn được kỳ vọng là sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo chưa từng có của TP.HCM.

Đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho biết, TP tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống tài nguyên du lịch và thông tin cơ bản du lịch; đẩy nhanh giai đoạn hai ứng dụng công nghệ 3D 360 độ. Đồng thời, Sở Du lịch phối hợp Sở VH-TT, quận, huyện và TP Thủ Đức phát triển di sản phi vật thể thành sản phẩm phục vụ du khách như lễ hội văn hóa, chương trình biểu diễn thường kỳ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới