‘Cực chẳng đã mới hình sự hóa quan hệ lao động’

"Cực chẳng đã mới hình sự hóa quan hệ lao động" là ý kiến của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân nêu tại hội nghị đối thoại với DN về những khó khăn, vướng mắc của DN khi áp dụng Luật Lao động 2012 các tỉnh phía Nam do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 28-7.   

Ông Nguyễn Thái Sơn, đại diện Công ty TNHH Saitex International Đồng Nai, cho rằng Điều 216 (BLHS sửa đổi) quy định tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhưng cần xem xét, làm rõ khái niệm "trốn đóng" là như thế nào.

Đại diện các doanh nghiệp phát biểu ý kiến những vướng mắc khi thực hiện Bộ luật Lao động 2012. Ảnh: P.ĐIỀN

Về cách hiểu, "trốn đóng" có nghĩa là bỏ trốn hoặc tìm mọi cách không chịu đóng thì phải xử lý hình sự. Ngược lại, "không đóng" vì lý do DN đang làm ăn thua lỗ, phải nợ tiền lương, tiền đóng bảo hiểm thì khi đó cần xem xét gia hạn hoặc có cơ chế khác để khắc phục chứ không nên truy tố hình sự.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Huân cho rằng quan hệ lao động thường xử lý theo hành chính, dân sự để hài hòa quan hệ lao động, cực chẳng đã mới xử lý hình sự.

Ông Huân đánh giá đây là diễn đàn trao đổi, giải đáp những vướng mắc chung và các cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ trao đổi, giải quyết cụ thể. Những vấn đề phức tạp khác cần tập hợp lại tiếp tục nghiên cứu cùng tháo gỡ để thuận lợi cho hoạt động tại DN.

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, thông tin năm 2015, cơ quan này đã thực hiện 152 cuộc thanh tra tại 152 DN dệt may trên địa bàn 12 tỉnh, thành trực thuộc trung ương. Qua đó phát hiện 1.786 sai phạm tại các DN, bình quân 12 sai phạm/DN.

Các sai phạm của DN tập trung vào vấn đề giao kết hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; tiền lương; các quy định về an toàn,ệ sinh lao động và một số nội dung về bảo hiểm…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm