Thực tiễn ‘lợi ích lớn hơn nguy cơ’ sau gần một thập kỷ Nhật Bản cấp phép thuốc lá làm nóng

(PLO)-Với việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá lên đến 44%, Nhật Bản là quốc gia tiêu biểu đã "phá kỷ lục" toàn cầu trong mục tiêu cai bỏ thuốc lá mà WHO đề ra ở mức 30% nhờ vào quyết định hợp pháp hoá thuốc lá làm nóng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, xã hội phương Đông, Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo áp dụng giải pháp này vào chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia”, Bác sĩ Hiroya Kumamaru, chuyên gia tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa AOI, Nhật Bản đánh giá.

Các chuyên gia y tế Việt - Nhật và toàn cầu đều công nhận “lợi ích lớn hơn nguy cơ” của thuốc lá làm nóng

Nhật Bản nổi tiếng với những con người kỷ luật bậc nhất. Thế nhưng, ít ai ngờ quốc gia này từng thuộc nhóm các thị trường có lượng người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Vậy nhưng, chỉ sau 8 năm cho phép thuốc lá làm nóng (TLLN) có mặt trên thị trường, lượng tiêu thụ thuốc lá điếu thông thường tại Nhật đã giảm gần 44%, gấp đôi tỷ lệ 23% mà 60 quốc gia thành viên khác của WHO đang chật vật theo đuổi.

BS. Hiroya Kumamaru (Nhật Bản), chia sẻ tại Diễn đàn nicotine toàn cầu

BS. Hiroya Kumamaru (Nhật Bản), chia sẻ tại Diễn đàn nicotine toàn cầu

Lý giải cho thành công này, BS. Hiroya Kumamaru chia sẻ: Nhật Bản áp dụng cách tiếp cận kết hợp từ nhiều nguồn tham khảo đối với việc quản lý các sản phẩm thay thế không khói thuốc. Bộ Y tế Nhật Bản và các tổ chức y tế công cộng khác rất cẩn trọng đánh giá, xem xét và theo dõi tác động của các nhóm sản phẩm thuốc lá suốt quá trình trước và sau khi cấp phép lưu hành vào thị trường, thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau để đo lường ảnh hưởng cũng như hiệu quả trong việc giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe người sử dụng và cộng đồng.

Theo đó, Viện Y tế Công cộng Quốc gia (NIPH) Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và kết luận rằng: "Hàm lượng nicotine trong đầu lọc thuốc lá và khí hơi (aerosol) từ TLLN gần giống như hàm lượng nicotine trong thuốc lá điếu đốt cháy. Thế nhưng, hàm lượng nitrosamine (tác nhân gây ung thư)hàm lượng CO chỉ lần lượt bằng 1/5 và 1/100”.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Bộ Y tế và Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCC) Nhật Bản cũng cho kết quả: Nguy cơ ung thư trọn đời của TLLN là dưới là 1/100.000, thấp hơn 3 bậc so với thuốc lá điếu đốt cháy. Chính vì vậy, từ năm 2014, TLLN đã được cho phép sử dụng trong các nhà hàng, quán ăn tại Nhật, đây là điều vốn chưa từng có tiền lệ với thuốc lá điếu.

Những kết luận từ nghiên cứu độc lập của Nhật Bản cũng trùng khớp với nhiều kết quả khoa học khác được FDA Hoa Kỳ cũng như các cơ quan nghiên cứu độc lập khác và các chuyên gia y tế trên toàn cầu công nhận, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, tại tọa đàm trực tuyến "Xu hướng tiếp cận các các giải pháp giảm tác hại thuốc lá" diễn ra vào đầu tháng 8-2022, TS.BS Đào Văn Tú, Trưởng khoa điều trị theo yêu cầu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương cho biết: “Theo FDA, nếu không đốt cháy, sử dụng hệ thống làm nóng có thể giảm đến 98% các chất độc chính gây ra từ quá trình đốt cháy thuốc lá, bao gồm 5 nhóm chất độc chính là acrolein, BP, formaldehyde, NNN và NNK. Một nghiên cứu ở Đức cũng báo cáo, hàm lượng các chất gây hại trong khí hơi (aerosol) của thuốc lá làm nóng có thể giảm đến 95% so với thuốc lá điếu”.

ThS.BS. Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội Tổng quát và Y học Gia đình, Bệnh viện Pháp Việt (BV FV) bổ sung: Với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vẫn còn nghiện thuốc hay chưa thể từ bỏ, thì khi chuyển qua hút TLLN, biến chứng của bệnh cũng giảm đi đáng kể. Điều này cũng diễn ra tương tự ở bệnh nhân tim mạch, thống kê cho thấy khi chuyển qua hút TLLN thì tỷ lệ nhập viện do lên cơn đau tim giảm thiểu một cách ngoạn mục.

Có thể thấy, vai trò giảm tác hại của TLLN đều đã được cộng đồng y học toàn cầu công nhận vì lợi ích lớn hơn nguy cơ. “Dù không loại bỏ 100% tác hại, nhưng so với thuốc lá điếu, TLLN góp phần giảm thiểu đáng kể đến 95% các tác nhân gây hại do khói thuốc đốt cháy gây ra. Vì vậy, TLLN nên được xem như là một giải pháp nhân văn cho người chưa thể cai thuốc”, ThS.BS. Lê Đình Phương nhận định.

Thuốc lá làm nóng: 10 năm thành công của Nhật & 5 năm chờ luật tại Việt Nam

Nhờ giảm được 44% lượng tiêu thụ thuốc lá, lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, doanh số thuốc lá điếu tại Nhật đã "hạ sàn" xuống dưới 1 tỷ điếu (theo công bố của Bộ Tài chính). Điều này đã biến Nhật Bản trở thành hình mẫu trong việc thực hiện thành công chiến lược “thuốc lá không khói” giúp giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại thuốc lá mà WHO đã hướng dẫn.

Lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, doanh số thuốc lá điếu tại Nhật đã "hạ sàn" xuống dưới 1 tỷ điếu

Lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, doanh số thuốc lá điếu tại Nhật đã "hạ sàn" xuống dưới 1 tỷ điếu

Ông Hiroya Kumamaru cho rằng, các báo cáo nghiên cứu khoa học và số liệu trên đã chứng minh cho sự đúng đắn của Nhật Bản khi quyết định hợp pháp hóa sản phẩm TLLN. Việc cấp phép TLLN không chỉ tạo ra chuyển biến tích cực ở góc độ sức khỏe người dùng, mà ở góc độ quản lý, các sản phẩm TLLN cũng không tạo ra hiệu ứng bắc cầu, tức không tạo ra thế hệ người hút mới, bởi mức độ sử dụng TLLN của thanh thiếu niên là khá thấp so với thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá điếu. Theo khảo sát năm 2019 của Bộ Y tế Nhật Bản, cứ 4 người hút thuốc thì có 1 người sử dụng TLLN; 70% người dùng TLLN chỉ sử dụng duy nhất sản phẩm này và đã cai thuốc lá điếu hoàn toàn. Tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm TLĐT và TLLN cũng đã xuất hiện hơn nửa thập kỷ nhưng 100% đều là hàng không chính danh, vì chưa có luật kiểm soát. Do đó, người dùng đang tiếp cận các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và không kiểm chứng về chất lượng...

Đánh giá khó khăn và lợi ích khi đưa TLLN vào quản lý dưới luật tại Nhật, từ quan điểm của một chuyên gia y tế, ông Hiroya cho rằng hầu như không có khó khăn. Ngược lại, việc kiểm soát TLLN đã đóng góp quan trọng vào chính sách kiểm soát thuốc lá của Nhật Bản, cải thiện sức khỏe cộng đồng. Ông cho rằng, chỉ cần có khuôn khổ pháp luật quy định rõ ràng và phù hợp thì có thể kiểm soát việc sử dụng ngoài ý muốn của giới trẻ và cả những người không hút thuốc. Ông đưa ví dụ: “Ở Nhật Bản, các nhà bán lẻ thuốc lá có trách nhiệm không bán sản phẩm cho trẻ vị thành niên. Họ cần kiểm tra ID để xác minh độ tuổi. Nếu các nhà bán lẻ vi phạm, họ sẽ bị phạt rất nặng. Quy định nói trên cũng có thể hữu ích cho Việt Nam”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm