"Cụ thể năm 2016, tổng chi tiêu TMĐT đạt mốc 1 tỉ USD, tăng gấp đối trong thời gian ngắn. Dù cả nước chỉ có hơn 50% người dân sử dụng Internet”. Đây là thông tin từ ông Charles Brewer, CEO của DHL eCommerce.
Nếu so sánh với phát triển TMĐT toàn cầu cũng như khu vực thì TMĐT Việt Nam đang ở giai đoạn “chuẩn bị” khi chỉ gần 1% giao dịch là trên mạng so với tổng các giao dịch mua bán trong khi trên thế giới là rất lớn. Năm 2016, giá trị trung bình một đơn hàng trên toàn cầu 1,5 ngàn USD, ở Việt Nam giá trị trung bình một đơn hàng 60-100 USD.
Ngoài ra, ông Thomas Harris, Giám đốc điều hành DHL, cho biết trong TMĐT yếu tố quyết định là lòng tin của khách hàng đối với người bán. Người Việt đặt và chọn mua hàng online nhiều nhưng họ chưa có lòng tin đối với người bán nên họ mong muốn đặt hàng xong, nhìn thấy hàng, đồng ý và trả tiền. Nên việc giao hàng và trả tiền chiếm đến 85% trong giao dịch mua bán hiện tại.
Thống kê năm 2016 cho thấy chỉ có 15% khách hàng mua online tại Việt Nam trả tiền trực tuyến. Nên việc thanh toán bằng tiền mặt ngay khi giao nhận chính là yếu tố cần thiết giúp TMĐT thành công. Chưa kể việc lo ngại các rắc rối khi trả hàng cũng như hoàn tiền cũng gây khó khăn trong phát triển TMĐT cho các nhà bán lẻ trực tuyến.
Ông Harris chia sẻ xu hướng trên thế giới cũng như Việt Nam, khi lòng tin của người mua và bán tăng lên thì thanh toán giao dịch trực tuyến sẽ tăng lên. Cũng như càng về sau thế hệ trẻ tăng lên, dùng thẻ tín dụng nhiều hơn, tỉ lệ giao hàng trả tiền sẽ giảm dần.
Người tiêu dùng Việt thích thấy hàng hóa sau khi giao dịch rồi mới trả tiền.
Vì vậy, các nhà bán lẻ trực tuyến địa phương cần có giải pháp hậu cần vận chuyển chất lượng cao để mở rộng quy mô, phạm vi trên toàn quốc. Việc thanh toán bằng tiền mặt ngay khi giao nhận chính là yếu tố cần thiết giúp TMĐT thành công.
Bên cạnh đó, DHL chỉ ra hàng hóa trên mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm 18%, có nguồn gốc từ Mỹ chiếm 26% và tương lai hàng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Hàng hóa Việt Nam chiếm tỉ lệ ít về giá trị và số lượng. Đây là tiềm năng trong tương lai cho hàng Việt.
Theo ông Charles Brewer, quy mô tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam đang phát triển nhanh, dự kiến tăng khoảng 23% mỗi năm từ nay đến năm 2020. Vì vậy TMĐT Việt Nam sẽ “bùng nổ” trong thời gian tới.
Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho biết từ năm 2016 TMĐT sẽ bước sang giai đoạn phát triển nhanh. Đây là cơ hội lớn cho các DN cung cấp dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng. Đồng thời đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các DN này với các DN TMĐT.