Thương tiếc nhà giáo lão thành Đàm Lê Đức

(PLO)-  Bà Đàm Lê Đức tâm niệm: "Giáo viên không phải là một nghề mà là một sứ mạng... Đừng vì đồng lương bạc bẽo mà vấp té trên bục giảng, có thể làm hỏng cả một thế hệ mai sau”.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo thông tin từ phía gia đình, nhà giáo Đàm Lê Đức đã qua đời ở tuổi 91 vào trưa 6-5.

Ngay sau khi biết bà qua đời, nhiều thế hệ học trò, đồng nghiệp tại TP.HCM đã bày tỏ sự thương tiếc vô vàn về một nhà giáo dành trọn đời cho sự nghiệp dạy học.

Nhà giáo Đàm Lê Đức khi còn khỏe mạnh, thường xuyên lên lớp dạy học. Ảnh: PHẠM ANH

Nhà giáo Đàm Lê Đức khi còn khỏe mạnh, thường xuyên lên lớp dạy học. Ảnh: PHẠM ANH

Được biết, nhà giáo Đàm Lê Đức sinh năm 1932 tại Quảng Yên, Quảng Ninh. Năm 13 tuổi bà từng phải nghỉ học do nhà nghèo, đến năm 18 tuổi bà trở thành chủ cửa hàng may đông khách, nhưng khao khát mãnh liệt của bà luôn là được đi học lại.

Và ở tuổi 23, bà đã quay lại với sách vở. Hai năm học nhảy hai cấp lớp, đến năm 1956, bà là sinh viên khoa Toán khoá đầu tiên của Trường ĐH Tổng hợp. Trở thành cô giáo dạy Toán theo đúng mơ ước từ bé, bà Đàm Lê Đức đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học.

Bà là người sáng lập hệ thống bồi dưỡng văn hoá 218 Lý Tự Trọng và trường THCS và THPT Đức Trí. Phương châm của bà là rèn luyện học sinh cả Đức Dục, Trí Dục, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho thế hệ trẻ bước vào đời.

Từ những năm 2012, khi bà đã ở tuổi hơn 80 nhưng bà luôn say mê từng ngày với nghiệp dạy học, khiến học trò, đồng nghiệp và phụ huynh phải kính nể.

Bà Đức vẫn đều đặn đứng lớp dạy môn đức dục - trí dục tất cả các ngày trong tuần, mỗi ngày 4-8 tiết học. Mỗi ngày, bà dậy từ 4 giờ rưỡi sáng để tập các bài khí công và đi bộ đủ 3 cây số rồi mới về nhà ăn uống và đến trường. Mỗi khi có tiết dạy ở các trường xa nhà, bà phải đi trước 6 giờ sáng để tránh kẹt xe. Bất cứ đi đâu bà cũng tranh thủ đi sớm để trừ hao những trục trặc dọc đường và không làm trễ dù chỉ vài phút của học trò.

Những học trò, đồng nghiệp gửi hoa tặng bà Đức trong những dịp tri ân nhà giáo. Ảnh: tư liệu

Những học trò, đồng nghiệp gửi hoa tặng bà Đức trong những dịp tri ân nhà giáo. Ảnh: tư liệu

Ngoài sức dẻo dai và tâm huyết, bà luôn có những tâm niệm, những triết lí về nghề giáo sâu sắc mà ở thời điểm nào cũng thấy giá trị. Như bà từng bảo: “Với tôi, thầy cô không được để học sinh phải học thêm ở nhà. Mỗi ngày các em đã phải dành 12 tiếng ở trường (học sinh bán trú), nếu phải học và làm bài thêm ở nhà là một hình phạt rất nặng nề với các em, chúng không còn thời gian nghỉ ngơi chứ chưa nói đến vui chơi, giải trí”.

Bà luôn răn về nghề rằng: “Giáo viên không phải là một nghề mà là một sứ mạng. Đó là trọng trách cao cả để dìu dắt học sinh, mở rộng tầm nhìn, đánh thức tâm hồn, định hướng tương lai, giúp những công dân tương lai ngày càng hoàn thiện về trí tuệ, tâm hồn và nhân cách. Giáo viên không phải là một nghề mà là một sứ mạng. Đó là trọng trách cao cả để dìu dắt học sinh, mở rộng tầm nhìn, đánh thức tâm hồn, định hướng tương lai, giúp những công dân tương lai ngày càng hoàn thiện về trí tuệ, tâm hồn và nhân cách. Chọn nghề giáo là chấp nhận hy sinh nên dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng để vượt qua. Đừng vì đồng lương bạc bẽo mà vấp té trên bục giảng, có thể làm hỏng cả một thế hệ mai sau”.

Một trong sáu nhân vật Tuổi thơ tấm gương Việt

Bà Đàm Lê Đức còn được nhiều thế hệ học sinh, phụ huynh biết đến là một trong sáu nhân vật của cuốn tranh truyện song ngữ "Tuổi thơ tấm gương Việt". Cuốn sách do Hội quán các bà mẹ chủ biên, Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành.

Bìa quyển sách

Bìa quyển sách

Sáu nhân vật trong đó gồm bác sĩ - họa sĩ Dương Cẩm Chương, nhà giáo Đàm Lê Đức, GS.TS Trần Văn Khê, nhà thơ – “Quận chúa” Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và bác sĩ, nghệ sĩ Trương Thìn. Họ đều là những người có tài, có tâm, say mê học hỏi, tìm tòi và cống hiến trong lĩnh vực mà họ theo đuổi. Mỗi nhân vật đều trải qua tuổi thơ vất vả, khó khăn nhưng họ đã tự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để trở thành những con người có tài, có ích cho xã hội và đất nước.

Cuốn sách được phát hành nhằm giúp thiếu nhi có thể tìm thấy cho mình một tấm gương, một điểm tựa để không ngừng học hỏi, vươn lên, có tri thức và đạo đức.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm