Trước đó, ngày 5-8, bà N. sau khi bị hóc xương cá đã vội vàng tìm mọi cách chữa mẹo như uống liền 3 cốc nước; ăn quả na, bẹ chuối non; lấy cái mâm ra xoay ba vòng quanh bát nước rồi uống hết... Dù đã làm đủ cách nhưng miếng xương cá vẫn không trôi xuống bụng, ngược lại vùng họng và hai bên mang tai bà càng đau nhức dữ dội.
Khi vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, kết quả chụp ảnh thực quản cho thấy có mảnh xương cá dẹt, to mắc kẹt gây tổn thương thực quản của bà N. Do mảnh xương có móc nhọn cắm sâu vào thực quản nên phải mất nhiều thời gian nội soi, các bác sĩ mới gắp được mảnh xương cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, 90% bệnh nhân bị hóc xương thường áp dụng cách chữa mẹo trước khi tìm đến cơ sở y tế. Tuy nhiên, việc chữa trị này khá rủi ro bởi mảnh xương có thể chọc vào động mạch chủ gây chảy máu, lúc này để lấy mảnh xương không chỉ đơn giản là nội soi mà phải tiến hành phẫu thuật rất phức tạp.
Khi vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, kết quả chụp ảnh thực quản cho thấy có mảnh xương cá dẹt, to mắc kẹt gây tổn thương thực quản của bà N. Do mảnh xương có móc nhọn cắm sâu vào thực quản nên phải mất nhiều thời gian nội soi, các bác sĩ mới gắp được mảnh xương cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, 90% bệnh nhân bị hóc xương thường áp dụng cách chữa mẹo trước khi tìm đến cơ sở y tế. Tuy nhiên, việc chữa trị này khá rủi ro bởi mảnh xương có thể chọc vào động mạch chủ gây chảy máu, lúc này để lấy mảnh xương không chỉ đơn giản là nội soi mà phải tiến hành phẫu thuật rất phức tạp.
Theo D.Thu (NLĐO)