TP.HCM có tiềm năng phát triển du thuyền, kinh tế ven sông Sài Gòn

(PLO)- Phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn là hướng đi đầy triển vọng để gia tăng nguồn thu cho thành phố, tạo thế mạnh đặc trưng cho TP.HCM

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng ngày 12-12, báo Pháp Luật TP.HCM đang tổ chức buổi tọa đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”.

Tọa đàm Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn" do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức có sự tham gia của các đại diện:

Bà Rebecca Ball - Phó Tổng Lãnh sự quán tại TP.HCM, kiêm Tham tán thương mại cấp cao thuộc Ủy ban thương mại và đầu tư Australia.

Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng kinh tế TP Thủ Đức, TP.HCM; Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM; Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM; Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Quy hoạch chung, Sở QHKT; Chuyên gia, TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử TP.HCM.

Ông Richard Ward, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Corsair Marine International; Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng Hải Thủ Đức, Chủ tịch CLB Du thuyền TP Thủ Đức; Ông Nguyễn Trần Hữu Thắng – Tổng Thư ký CLB Du thuyền TP Thủ Đức

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Thái Bình - Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM chia sẻ: Hôm nay, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn trong bối cảnh TP.HCM đang nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình, đề án để tập trung phát triển du lịch đường thủy, phát huy tiềm năng hai bờ sông Sài Gòn để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, thương mại, vận tải, du lịch…

tọa đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”
Phó Tổng biên tập Nguyễn Thái Bình phát biểu buổi tọa đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”. Ảnh: Nguyệt Nhi

Trong đó, đi cùng với nhiệm vụ gia tăng dịch vụ du lịch đường thủy hấp dẫn, cao cấp là tạo điều kiện phát triển sản phẩm du thuyền tại Việt Nam và TP.HCM.

Công nghệ đóng tàu của Việt Nam được đánh giá cao

Ông Bình cho biết hiện nay công nghệ đóng tàu của Việt Nam phát triển từ rất sớm và cho đến nay đã tạo được uy tín, vị trí nhất định trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chủ yếu đóng tàu chở hàng, các tàu thuyền phục phụ đánh bắt thủy hải sản trong khi phân khúc tàu thuyền giải trí tiêu chuẩn cao lại chưa được chú trọng. Những năm gần đây, với lợi thế về tài nguyên biển, vị trí địa lý, Việt Nam được một số doanh nghiệp nước ngoài tìm đến, đặt nền móng phát triển mảng du thuyền nhằm đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, thực trạng nguồn nguyên liệu, nhà xưởng, kho bãi, bến đậu và một số quy định pháp luật chưa phù hợp đã phần nào hạn chế sự phát triển của ngành này. Nhiều doanh nghiệp có nguồn lực và khát vọng muốn có một môi trường phát triển thông thoáng, lành mạnh cho du thuyền, đưa Việt Nam gia nhập thị trường tỉ đô này.

phat-trien-du-thuyen.jpeg
Quang cảnh buổi Tọa đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”. Ảnh: Nguyệt Nhi

Thành phố có nhiều sự chuẩn bị cho phát triển kinh tế ven sông

Về phát triển kinh tế ven sông, mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch số 3793 về phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TP.HCM giai đoạn 2023 – 2025 và văn bản về việc triển khai đề án phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM năm 2023 – 2024.

Những động thái này cho thấy rõ TP.HCM muốn xây dựng kế hoạch, quy hoạch tối ưu, khai thác hiệu quả giá trị to lớn của các dòng sông, đặc biệt là sông Sài Gòn để tạo dựng hệ sinh thái kinh tế ven sông bài bản, bền vững, đem lại lợi ích lớn lao cho TP và người dân.

Để có những giải pháp đúng đắn, hiệu quả khi thực hiện các mục tiêu trên rất cần sự phân tích, góp ý của các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp. Buổi tọa đàm hôm nay sẽ là diễn đàn để chúng ta đi từ thực trạng, phân tích những thế mạnh và điểm yếu hiện có để góp ý các giải pháp một cách cụ thể, khả thi và hiệu quả.

"Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đại diện lãnh đạo UBND TP Thủ Đức, đại diện các sở, ngành, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, câu lạc bộ đã nhận lời tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến trong buổi tọa đàm hôm nay.

Tôi xin gửi lời cảm ơn các đơn vị đồng hành, quý báo đài Trung ương và TP.HCM đã chung tay phản ánh thông tin; xin gửi lời cảm ơn tới các quý độc giả đã luôn ủng hộ đội ngũ những người làm báo Pháp Luật TP.HCM trong thời gian gian qua" - ông Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh.

Tọa đàm Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”, bao gồm hai nội dung chính.

Tham luận 1 do ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hàng hải Thủ Đức, Chủ tịch CLB Du thuyền TP Thủ Đức trình bày "Thực trạng bến du thuyền trên sông Sài Gòn hiện nay và dư địa phát triển trong tương lai".

Tham luận 2 do ông Nguyễn Hữu Ân, Phó Phòng Quy hoạch, phát triển Tài nguyên Du lịch Sở Du lịch TP.HCM trình bày "Quy hoạch bến tàu thuyền và phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn trong tương lai: Những thuận lợi, khó khăn và hướng hỗ trợ các doanh nghiêp lĩnh vực này”.

Phiên thứ 2 thảo luận xung quanh nội dung tọa đàm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm