Trái Đất từng "ăn tươi" một hành tinh khác
Sự việc này có thể là lời giải đáp vì sao Trái Đất có lõi nóng tạo ra từ trường; và tại sao các nguyên tố đất hiếm nhất định trong lớp vỏ trái đất có vẻ không cùng nguồn gốc với một số thành tố thường thấy.
Ngoài ra, lớp vỏ và bề mặt trái đất có vẻ có tỉ lệ cao các nguyên tố đất hiếm như samarium và neodymium hơn hầu hết các thiên thạch. Như vậy, quá trình hình thành Trái Đất có lẽ không chỉ bao gồm yếu tố thiên thạch.
Hành tinh có cấu tạo tương tự sao Thủy từng va chạm với Trái Đất hơn 4,5 tỷ năm về trước
Về sự khác biệt này, nghiên cứu của hai nhà khoa học tại trường Đại học Oxford, được xuất bản trong tạp chí danh tiếng Nature, cho rằng Trái Đất đã va chạm với một hành tinh có độ lớn như sao Hỏa, nhưng có thành phần giống sao Thủy.
Điều này có khả năng đã xảy ra vào khoảng 4,5 tỉ năm trước. Một hành tinh giàu lưu huỳnh nhưng rất nghèo oxy, tương tự như sao Thủy, đã lao vào Trái Đất. Khi va chạm với Trái Đất, hành tinh này đã sản sinh chất phóng xạ uranium và thorium, tạo ra nhiệt cần thiết để chạy “máy phát điện” sắt nóng chảy trong lõi trái đất.
Mặt trăng được tạo thành như thế nào?
Trong thời kỳ đầu của Thái Dương hệ, các tiểu hành tinh nhỏ tập hợp thành các hành tinh lớn
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng mặt trăng được hình thành sau khi Trái Đất bị va chạm với một hành tinh có độ lớn tương tự như sao Hỏa vào hàng tỉ năm trước.