Trước đây, ngành y tế từng hy vọng có thể ngăn chặn bệnh COVID-19 mà không cần tiêm chủng cho trẻ. Họ hy vọng nếu đạt tỉ lệ miễn dịch đủ cao ở người lớn sẽ tạo được miễn dịch cộng đồng bền vững bằng vaccine và nhiễm tự nhiên.
Trên lý thuyết, miễn dịch cộng đồng và các biện pháp xã hội để phòng bệnh (như cách ly xã hội; xét nghiệm phát hiện người bệnh để cách ly và điều trị; truy vết, cách ly người tiếp xúc; buộc đeo khẩu trang ở nơi cộng cộng, khai báo y tế bắt buộc…) có thể loại bỏ hoàn toàn COVID-19 và như vậy trẻ em không cần tiêm chủng, không chịu những tác dụng phụ của vaccine mà vẫn hưởng lợi của công tác chống dịch của toàn xã hội.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ lớp 6 tại phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG |
Buộc phải tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em
Tuy nhiên, trên thực tế vaccine dù có hiệu quả rất tốt để phòng ngừa tử vong, biến chứng nặng và hậu COVID-19 ở người được tiêm nhưng không có hiệu quả đủ tốt để ngăn ngừa lây lan bệnh tật qua miễn dịch cộng đồng. Hiệu quả vaccine trong ngăn ngừa lây lan lại bị giảm dần theo thời gian trong khi các biến chủng mới có khả năng lẩn tránh vaccine lại xuất hiện, khả năng có những làn sóng dịch mới trong tương lai là tất yếu.
Do ảnh hưởng lên cuộc sống và phát triển, các biện pháp xã hội để phòng bệnh có hiệu quả nhưng không thể kéo dài. Mọi người và toàn xã hội phải trở lại cuộc sống bình thường. Trong tình hình này, nếu muốn bảo vệ một đứa trẻ không bị COVID-19 thì đứa trẻ đó phải có miễn dịch, không thể mong đứa trẻ được bảo vệ từ miễn dịch của người xung quanh. Trong khi đó, dù tỉ lệ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19 ở trẻ là thấp hơn so với người lớn và thấp hơn nhiều so với người già, COVID-19 vẫn có thể khiến trẻ ở mọi lứa tuổi bị bệnh rất nặng và đôi khi phải điều trị tại bệnh viện. Thậm chí, một số trẻ đã tử vong vì COVID-19, nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 kéo dài. Vì vậy, để quyết định có nên tiêm vaccine cho trẻ hay không cần so sánh nguy cơ của việc tiêm chủng (do tác dụng phụ) và nguy cơ của việc không tiêm chủng (có thể mắc bệnh).
Mặc dù ưu điểm của vaccine là rõ ràng trên lý thuyết nhưng ngành y tế của các nước cũng rất thận trọng.
Ngành y tế các nước rất thận trọng
Nên tiêm vaccine cho trẻ trong độ tuổi khuyến cáo
. Phóng viên: Tình hình dịch diễn biến như hiện nay, với sự xuất hiện của hai biến thể phụ của Omicron, biến thể BA.5, có nên tiêm mũi 3, mũi 4 cho các con không ạ? Các bé chưa từng mắc COVID-19, thưa bác sĩ?
+ PGS-TS Đỗ Văn Dũng (ảnh): Theo nhận định của tôi, một nhân viên y tế làm việc trong lãnh vực phòng chống dịch, việc cho phép mở rộng đối tượng tiêm chủng cho trẻ dưới 18 tuổi và sau đó cho trẻ dưới 12 tuổi ở Việt Nam là phù hợp. Tổ chức Y tế Thế giới trước đây, trong khẳng định ngày 26-11-2021 cũng cho rằng không nên tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ (trừ trẻ bị bệnh nền) nhưng đến tháng 2-2022 đã khuyến cáo nên tiêm vaccine cho trẻ trên 12 tuổi và hiện nay đã khuyên nên tiêm vaccine cho trẻ trên năm tuổi nếu quốc gia có đủ vaccine ngừa COVID-19.
Vì vậy, các bé trong độ tuổi khuyến cáo, nếu đã tiêm hai mũi vaccine Pfizer thì nên tiêm thêm mũi 3, chưa cần tiêm mũi 4.
. Trẻ chưa tiêm mũi nào, từng mắc COVID-19 thì giờ có nên tiêm không, thưa bác sĩ?
+ Nên tiêm cho bé. Đặc biệt là nếu bé chưa tiêm.
Về bản chất, tiêm vaccine là tạo việc giả lập một thành phần của nhiễm trùng nhẹ có kiểm soát. Nên ngoài những tá chất (như PEG) gặp trong hầu hết loại vaccine thì nếu người được tiêm phơi nhiễm với chất nào thì người bị nhiễm sẽ phơi nhiễm với chất đó nhưng với liều lượng cao hơn. Thí dụ, nếu tiêm vaccine Pfizer thì trẻ có thể bị phơi nhiễm với mRNA của virus thì trong tế bào của trẻ bị COVID-19 cũng dày đặc mRNA với nồng độ cao hơn. Vì vậy, có thể hình dung là nếu tiêm vaccine có thể có tác dụng phụ nào (như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hiện tượng tăng viêm, viêm cơ tim...) thì việc mắc bệnh cũng tạo ra các rối loạn tương tự với tỉ lệ cao gấp nhiều lần. Thí dụ như tỉ lệ tổn thương cơ tim ở người nhiễm COVID-19 cao gấp 2-115 lần so với tỉ lệ ở người tiêm chủng đầy đủ vaccine, tùy thuộc vào giới tính và tuổi của người được tiêm. Chắc chắn mệt mỏi ở người tiêm vaccine là nhẹ và ngắn hơn so với mệt mỏi ở người bị COVID-19. Chỉ trừ sốc phản vệ là tác dụng phụ có thể xảy ra ở nhóm tiêm vaccine mà không xảy ra ở người mắc bệnh (dù tỉ lệ sốc phản vệ là rất thấp).
Mặc dù ưu điểm của vaccine là rõ ràng trên lý thuyết nhưng ngành y tế của các nước cũng rất thận trọng. Ngành y tế chỉ khuyến cáo người dân tiêm vaccine khi có các bằng chứng cụ thể trên các nghiên cứu trên người thật cho thấy rằng tiêm vaccine là có lợi hơn so với không tiêm vaccine. Thí dụ, ngành y tế gần đây khuyến cáo người dân đã tiêm mũi 4 (mũi nhắc lần thứ hai) vì trên khảo cứu ở người tiêm cho thấy so với việc tiêm mũi 4 làm giảm 67% trường hợp nhập viện và 72% tử vong so với người đã tiêm mũi 3 trên bốn tháng mà chưa tiêm lại. Ngành y tế cũng thử nghiệm từ người trưởng thành, người cao tuổi, sau đó thử nghiệm cho trẻ 12-17 tuổi, sau đó là trẻ từ năm đến 11 tuổi và gần đây nhất là thử nghiệm trên trẻ em từ sáu tháng tuổi đến dưới năm tuổi. Dựa trên kết quả của các thử nghiệm này, ngành y tế của từng quốc gia sẽ quyết định mở rộng đối tượng tiêm chủng ở từng nước.•
Sự khác nhau giữa tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung và mũi 3
Hiện có nhiều người đang nhầm lẫn giữa tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung và mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1), về vấn đề này, TS-BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nêu rõ:
- Mũi bổ sung dành cho đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các vaccine mà bằng chứng cho thấy cần phải tiêm thêm mới đạt miễn dịch cơ bản (ví dụ vaccine Vero Cell, Sputnik V);
- Còn mũi nhắc lại là mũi tăng cường, thường tiêm sau 3-4 tháng sau các mũi cơ bản để duy trì miễn dịch ở mức cao.
“Nói dễ hiểu thì việc tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 giúp duy trì miễn dịch ở mức độ cao; còn việc tiêm mũi bổ sung - không phải là mũi 3 giúp hoàn thành miễn dịch cơ bản” - TS-BS Phạm Quang Thái nói.
Theo PGS-TS-BS Phạm Quang Thái, hướng dẫn tại văn bản mới nhất của Bộ Y tế nêu rõ việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu;
Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng hai năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch liều cao.
- Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero Cell) hoặc vaccine Sputnik V.
- Vaccine tiêm là loại vaccine cùng với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vaccine Astra Zeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero Cell).
Bộ Y tế