Mắc COVID-19 sau khi tiêm mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3, đúng hay sai?

(PLO)- Người bị mắc COVID-19 mà tiêm mũi nhắc lại, tức mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vaccine sẽ lâu dài hơn, cao hơn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy các đơn vị cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng tiêm vaccine COVID-19 là yêu cầu phòng chống dịch, nên người dân cần đi tiêm phòng. Tiêm phòng là bảo vệ cho bản thân, bảo vệ cho gia đình và cả xã hội, đặc biệt là những người có nguy cơ cao.

“Trong bối cảnh biến thể mới lây lan nhanh, chúng ta giảm bớt lây nhiễm, giảm nhập viện tử vong thì giảm đi được gánh nặng cho xã hội và đặc biệt các cán bộ y tế cảm thấy hạnh phúc khi tất cả người dân đi tiêm. Như vậy, chúng tôi cũng sẽ bớt đi những áp lực trong thời điểm hiện nay” – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói.

Người bị mắc mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vaccine lâu dài hơn, cao hơn.

Người bị mắc mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vaccine lâu dài hơn, cao hơn.

Hiện có không ít người dân lo ngại về việc tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19 sẽ có phản ứng phụ mạnh hơn các mũi trước đó, về vấn đề này, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng mỗi cơ thể sẽ có phản ứng với vaccine ở mức độ khác nhau.

Ông nói: "Trong 4 mũi tiêm thì tiêm mũi 3, mũi 4 có ý nghĩa nhắc lại lần 1, lần 2 nên ở giữa mức phản ứng của mũi 1, mũi 2. Ví dụ như vaccine Pfize thì tiêm mũi 2 phản ứng hơn mũi 1 còn mũi 3, mũi 4 ít phản ứng hơn mũi 2".

Vaccine là thành tựu của y học, trước khi tiêm đã được nghiên cứu thí nghiệm, thậm chí khi đã tiêm vẫn được tiếp tục nghiên cứu. Trong vòng 2 năm qua hàng tỷ liều vaccine đã được sử dụng, được sự giám sát rất chặt chẽ của mỗi người dân, của các cơ quan y tế và của Tổ chức Y tế Thế giới.

"Chỉ cần một sự bất thường nào đấy ở vùng nào đấy, lập tức sẽ dừng trên toàn cầu với vaccine được sử dụng. Nói vậy để thấy rằng vấn đề an toàn, vấn đề hiệu quả luôn được theo dõi, giám sát; có sự bất thường thì người ta sẽ phanh lại một cách kịp thời"- GS nêu rõ.

Cạnh đó, cũng có không ít ý kiến cho rằng "bị mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3?!".

Về quan điểm này, GS Lân phân tích: “Đối với câu hỏi này sẽ được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn. Người ta cho rằng bị mắc sau khi tiêm mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3. Ở đây, chắc chắn rằng khi mắc thì miễn dịch có tăng lên so với tiêm vaccine mũi 1, 2.

Tuy nhiên, đáp ứng của mỗi người khi mắc rất khác nhau. Chuẩn hóa hơn nữa là tiêm vaccine mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4. Người ta thấy rằng đối với người bị mắc mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vaccine lâu dài hơn, cao hơn. Có nghĩa là, hiệu lực bảo vệ của họ cao hơn trước các biến thể mới”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hình minh họa

Bị bệnh gút có được ăn xôi không?

(PLO)- Bệnh gút (gout) là bệnh lý về xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để kiểm soát sức khỏe hiệu quả, hạn chế các cơn đau.

Hình minh họa

Cách xử lý nhanh khi trẻ bị hóc

(PLO)- Trẻ bị hóc hạt, hóc dị vật có các biểu hiện như ho sặc sụa dữ dội, khó thở. Một số trẻ lớn có biểu hiện hoảng loạn hoặc ra dấu bị nghẹn ở cổ...

Xử trí nhanh ngộ độc thực phẩm

Xử trí nhanh ngộ độc thực phẩm

(PLO)- Ngộ độc thực phẩm là bệnh gây ra do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn hoặc thực phẩm có chứa các chất có tính độc hại đối với người ăn.