Trong mua bán trực tuyến, người Việt ưu ái hàng nội hơn ngoại

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sàn thương mại điện tử Lazada và đơn vị nghiên cứu thị trường Milieu Insight vừa tiến hành khảo sát về hành vi tiêu dùng trực tuyến của người dùng khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Kết quả cho thấy 73% câu trả lời thể hiện người tiêu dùng Đông Nam Á xem mua sắm trực tuyến là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Tỷ lệ này là cao hơn con số gần 60% trong một nghiên cứu 2 năm trước.

Chi tiết hơn, với số mẫu khảo sát ở Việt Nam, có tới 81% số người được hỏi cho biết mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày - cao hơn tỷ lệ trung bình nêu trên của toàn khu vực. Bổ sung thêm là có tới 59% người tham gia khảo sát cho biết họ mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần.

 Về thị hiếu, so với người tiêu dùng ở các quốc gia Đông Nam Á khác, dường như người Việt đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa, với tỷ lệ 52% người được hỏi, so với 41% của Philippines, 36% ở Indonesia.

Một chỉ số khác về thị hiếu nội - ngoại là 79% người được hỏi ở Singapore không thể hiện sự phân biệt giữa các thương hiệu nội địa hay quốc tế, tiếp theo là 58% ở Thái Lan và 56% ở Malaysia.

Về các tiêu chí quyết định hành vi mua sắm trực tuyến, 66% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất để tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, 34% sẵn sàng mua hàng bất kể có giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất.

Còn trong tương quan khác thì giá cả cạnh tranh (45%) và chi phí giao hàng hợp lý (45%) là hai tiêu chí lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến. Các tiêu chí khác là dễ dàng trong tìm kiếm sản phẩm (43%) và tiện lợi (43%).

Giao hàng tận nơi là tiêu chí được người tiêu dùng ở 3 quốc gia quan tâm ở mức cao: Singapore (55%), Thái Lan (48%) và Philippines (49%).

Tiêu chí sản phẩm chính hãng là khá quan trọng ở hai thị trường mua sắm trực tuyến: Singapore (54%), Việt Nam (53%). Còn đa dạng trong phương thức thanh toán là lý do hàng đầu để khách hàng ở Indonesia (54%) chốt đơn. Một khía cạnh khác, người tiêu dùng Singapore (53%) và Malaysia (45%) quan tâm nhiều tới an toàn trong thanh toán. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm