Trung, Hàn lại bất đồng về hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ

(PLO)- Tranh cãi giữa Bắc Kinh và Seoul về một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nóng trở lại sau chuyến thăm khá suôn sẻ của Ngoại trưởng Park Jin tới Trung Quốc tuần này.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tranh cãi giữa Trung Quốc (TQ) và Hàn Quốc (HQ) về hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ đã bùng lên ngày 11-8, đe dọa làm suy yếu nỗ lực của chính phủ mới ở Seoul nhằm khắc phục những bất đồng an ninh lâu nay, hãng Reuters đưa tin.

Ngày 11-8, một quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Tổng thống HQ nói rằng THAAD là một phương tiện tự vệ và đây cũng là chuyện không cần phải bàn với TQ. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bắc Kinh yêu cầu Seoul không lắp thêm bất kỳ khẩu đội nào và hạn chế sử dụng các khẩu đội hiện có.

Tuy nhiên, Tổng thống HQ Yoon Suk-yeol coi hệ thống này là chìa khóa để đối phó tên lửa Triều Tiên. Ông tuyên bố từ bỏ lời hứa của chính phủ tiền nhiệm về nguyên tắc “3 không”: gồm không tăng cường triển khai THAAD, không tham gia mạng lưới phòng thủ tên lửa toàn cầu do Mỹ dẫn đầu, không thành lập liên minh quân sự ba bên (Mỹ-Nhật-Hàn).

Một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ được triển khai ở TP Seongju (tỉnh North Gyeongsang, Hàn Quốc). Ảnh: REUTERS

Một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ được triển khai ở TP Seongju (tỉnh North Gyeongsang, Hàn Quốc). Ảnh: REUTERS

Theo Reuters, hôm 9-8, Ngoại trưởng HQ Park Jin đã gặp người đồng cấp TQ Vương Nghị tại TP Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông, TQ). Cuộc gặp nhằm mục đích tìm cách mở lại đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên và khôi phục xuất khẩu văn hóa HQ (chẳng hạn như nhạc và phim K-pop) sang TQ. Bắc Kinh đã hạn chế thương mại và cấm nhập khẩu văn hóa HQ, do Seoul tuyên bố triển khai THAAD hồi năm 2016.

Ngày 10-8, phát ngôn viên của ông Vương Nghị cho biết hai bên đã "đồng ý coi trọng các mối quan tâm chính đáng của nhau”. Theo đó, hai bên tiếp tục “xử lý thận trọng và quản lý đúng đắn các vấn đề để đảm bảo nó không trở thành trở ngại cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ song phương".

Tuy nhiên, người này cũng nhấn mạnh việc lắp đặt thêm THAAD ở HQ "làm suy yếu lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc".

Về phía HQ, Bộ Ngoại giao nước này cho biết ông Park Jin đã nói với ông Vương Nghị rằng Seoul sẽ không tuân thủ nguyên tắc "3 không", vì đây không phải là một cam kết hoặc thỏa thuận chính thức.

Bộ trưởng Quốc phòng HQ Lee Jong-sup cho biết chính sách về THAAD sẽ không thay đổi vì sự phản đối của Trung Quốc, và radar của hệ thống này cũng không được sử dụng để đối phó Bắc Kinh. Ông nhấn mạnh các hệ thống này “được đặt ở một vị trí mà chỉ có thể phòng thủ ở bán đảo Triều Tiên”.

Đừng bỏ lỡ

Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố

Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố

(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh (tỉnh, TP trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, TP); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, TP...

Gỡ vướng cho việc xây dựng thương hiệu ngành yến sào

Gỡ vướng cho việc xây dựng thương hiệu ngành yến sào

(PLO)- Tọa đàm “Gỡ vướng để phát triển thương hiệu ngành yến sào” được tổ chức nhằm nhận diện những vướng mắc pháp lý và đề xuất giải pháp phát triển ngành yến sào theo hướng bài bản, chuyên nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc thêm

Năng lực sản xuất vũ khí của Ukraine đang ở đâu sau 3 năm chiến sự?

Năng lực sản xuất vũ khí của Ukraine đang ở đâu sau 3 năm chiến sự?

(PLO)- Nếu chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài thì áp lực về vũ khí sẽ ngày một lớn đối với Kiev. Ukraine có thể sẽ phải cần một nỗ lực hỗ trợ lớn hơn đáng kể, với sự tham gia của toàn bộ châu Âu để có thể tiếp tục duy trì năng lực sản xuất vũ khí trong cuộc chiến kéo dài này.

Nhận diện ’con dao hai lưỡi' với bà Marine Le Pen

Nhận diện ’con dao hai lưỡi' với bà Marine Le Pen

(PLO)- Lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia Pháp (NR) – bà Marine Le Pen nhận được cả sự ủng hộ và phản đối, khi liên tục phản bác phán quyết của tòa án Pháp kết luận bà phạm tội tham ô và cấm bà tranh cử trong 5 năm.