Trung Quốc lên tiếng về sáng kiến hạ tầng 600 tỉ USD của G7

(PLO)-  Trung Quốc nói mình ủng hộ sáng kiến hạ tầng toàn cầu trị giá 600 tỉ USD của G7 nhưng chỉ trích việc Mỹ nói sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là “bẫy nợ”.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 27-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng Trung Quốc ủng hộ sáng kiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nhóm G7 – gồm 7 nước có nền kinh tế phát triển là Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp và Ý.

Ngày 26-7, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các lãnh đạo G7 đã công bố sáng kiến “Đối tác về cơ sở hạ tầng toàn cầu” trị giá 600 tỉ USD trong 5 năm tới, nhằm giúp các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng chống lại biến đổi khí hậu.

Bình luận về sáng kiến này, ông Triệu nói rằng Trung Quốc luôn hoan nghênh các sáng kiến ​​thúc đẩy cơ sở hạ tầng toàn cầu, theo tờ Thời báo Hoàn cầu.

Ông nói thêm: “Những gì chúng tôi phản đối là các động thái tăng cường tính toán địa chính trị và bôi nhọ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) dưới danh nghĩa thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: VCG

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: VCG

Ông Triệu lưu ý rằng tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái Mỹ cũng đưa ra sáng kiến “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (​​B3W). Khi đó Mỹ đã cam kết phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu theo một cách khác với BRI.

Ông cho rằng điều mà cộng đồng quốc tế muốn thấy là tiền và các dự án thực sự mang lại lợi ích cho người dân.

Ngoài ra, ông chỉ trích Mỹ vì gọi BRI là một cái “bẫy nợ”. Ông cho rằng việc Mỹ gọi như vậy là một sai lầm, đồng thời nhấn mạnh trong 9 năm thành lập, BRI tuân thủ nguyên tắc tham vấn sâu rộng, cùng đóng góp, chia sẻ lợi ích với các nước đối tác.

Ông Triệu cáo buộc rằng chính chính sách tiền tệ của Mỹ gây ra sức ép lên các nước đang phát triển và khiến các quốc gia này rơi vào bẫy nợ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm