Trung Quốc tuyên bố hoàn toàn có quyền khoan dầu ở Biển Hoa Đông

Hồi tuần này Nhật đã kêu gọi Trung Quốc ngừng xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông, gần vùng biển cả hai nước tranh chấp chủ quyền, quan ngại rằng giàn khoan Trung Quốc có thể khai thác mở rộng sang vùng biển của Nhật Bản.
Tàu và máy bay tuần tra của hai nước đã bám sát mhau trong khu vực này đã vài năm qua, gây lo ngại về một cuộc đối đầu và xung đột.

Trong sự leo thang của các tranh cãi mới đây, Nhật Bản vừa công bố các ảnh chụp từ trên không cho thấy việc triển khai các giàn khoan của Trung Quốc trong khu vực, cáo buộc Trung Quốc vì hành động đơn phương và một thái độ không bảo đảm hướng tới thỏa thuận năm 2008 để cùng phát triển nguồn tài nguyên ở đó.

Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang tranh chấp căng thẳng tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư (ảnh: Reuters)

Nhật Bản cho biết Trung Quốc lại tiếp tục thăm dò ở Biển Hoa Đông cách đây hai năm. Trong năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã khiến Trung Quốc giận dữ khi mua một chuỗi đảo tranh chấp được sở hữu tư nhân.
Trước đó, Trung Quốc đã ngưng giảm các hoạt động theo như một thỏa thuận với Nhật Bản để cùng phát triển các nguồn tài nguyên dưới đáy biển tại khu vực tranh chấp.
Các giàn khoan đang được dựng lên phía bên đường chính giữa của Trung Quốc mà phân định vùng đặc quyền kinh tế của hai nước, theo một quan chức Nhật Bản cho biết.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các hoạt động khoan dầu khí của Trung Quốc ở vùng biển mà không có tranh chấp và thuộc quyền quản lý của Trung Quốc là "hoàn toàn phù hợp và hợp pháp".
"Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa phân định biên giới trên biển ở Biển Hoa Đông, và Trung Quốc không công nhận cái gọi là "đường trung tuyến" mà Nhật Bản đơn phương đưa ra", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
Vị trí của Trung Quốc là có một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của mình ở Biển Hoa Đông kéo dài đến trũng Okinawa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
Nhật Bản đang bóp méo sự đồng thuận mà đạt được trong năm 2008, và Nhật Bản cần "tạo điều kiện và bầu không khí tốt" cho việc nối lại các cuộc đàm phán, mà theo Trung Quốc đó là một cách tốt để quản lý khu vực tranh chấp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Phía Nhật Bản lo ngại rằng các giàn khoan sẽ khai thác hút vào trữ lượng của Nhật Bản và quan ngại Trung Quốc sẽ sử dụng các giàn khoan như là các trạm radar hoặc các căn cứ cho máy bay không người lái để giám sát khu vực gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) tranh chấp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới