Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM đạt 'Tập thể lao động xuất sắc'

(PLO)- Trường đã tổ chức được 52/28 lớp, với tổng số 3.389 học viên, đạt 185,7 % kế hoạch được giao.

Ngày 19-1, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2024.

Video: Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM đạt 'Tập thể lao động xuất sắc'

Theo báo cáo, năm 2023, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP.HCM đã tổ chức được 52/28 lớp, với tổng số 3.389 học viên, đạt 185,7 % kế hoạch được giao. Trong đó phối hợp với các địa phương tổ chức 17 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về công tác hình sự, dân sự, thi hành án dân sự, và bồi dưỡng ngạch chuyên viên…

Thực hiện chỉ đạo của VKSND Tối cao, trường đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 20 cán bộ, KSV, VKSND nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP.HCM nhận cờ thi đua "Tập thể lao động xuất sắc phong trào thi đua". Ảnh: TRẦN LINH

Cạnh đó, trong công tác nghiên cứu khoa học, trường cũng đã nghiệm thu và đưa vào ứng dụng 7 chuyên đề cấp cơ sở, 2 bộ hồ sơ thực hành phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy.

Xây dựng chương trình khung bồi dưỡng Kỹ năng phát hiện vi phạm, để thực hiện quyền kháng nghị, quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Biên soạn và phát hành 2 cuốn sách chuyên khảo. Xây dựng 4 tài liệu bồi dưỡng tập huấn chuyên sâu, 3 tài liệu tập huấn nghiệp vụ theo yêu cầu của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kiểm lâm. Chủ trì tổ chức 1 hội thảo, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp hình sự VKSND Tối cao tổ chức tham gia 10 hội nghị, hội thảo.

Ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng thường trực VKSND Tối cao. Ảnh: TRẦN LINH

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng thường trực VKSND Tối cao, bày tỏ sự vui mừng trước những kết quả trường đã đạt được.

Theo đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, tham mưu cho Lãnh đạo VKSND Tối cao, ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2023 của ngành Kiểm sát nhân dân, kịp thời triển khai thực hiện vượt kế hoạch do VKSND Tối cao giao.

Theo ông Tiến, năm nay trung ương có một số đề án quan trọng. Trong đó, kiểm soát quyền lực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử là nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ của toàn ngành, đề nghị tập thể nhà trường lưu ý, quán triệt học tập.

"Trường cần đẩy mạnh đào tạo, đổi mới về đội ngũ, nâng cấp chương trình giảng dạy, tăng cường đi cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành" - ông Tiến nói.

Ông Tiến cũng lưu ý thêm, về nguồn tư liệu các vụ án trong suốt nhiều năm qua, rất nhiều bài học, những kỹ năng, kinh nghiệm đấu tranh, phân hóa, phân loại từ thực tiễn,...

Cạnh đó, nhà trường có thể xem xét phối với các chuyên gia để mở rộng thêm các chủ đề giảng dạy về kinh tế, đấu thầu, dự án... để đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ, kiểm sát viên của toàn ngành.

10 công chức, viên chức được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm 2023. Ảnh: TRẦN LINH

Trong năm 2024, Trường tiếp tục hoàn thành công tác nghiên cứu, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh, vũ khí, vật liệu nổ.

Hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng, kỹ năng phát hiện vi phạm để thực hiện quyền kháng nghị, quyền kiến nghị trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

Xây dựng Kế hoạch khảo sát nhu cầu, triển khai giảng dạy các lớp bồi dưỡng tập huấn theo kế hoạch. Phối hợp với VKSND các địa phương, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu theo yêu cầu.

Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành. Nêu gương trong việc chấp hành kỷ luật công vụ, đi đầu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, đặc biệt đối với lãnh đạo các đơn vị.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới