Theo đó, Kiểm sát viên phải có mặt tại địa điểm mở phiên tòa, phiên họp trước giờ khai mạc. Nếu vì lý do bất khả kháng mà không thể có mặt tại phiên tòa, phiên họp thì phải báo cáo ngay với lãnh đạo Vụ hoặc lãnh đạo đơn vị và chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Cử chỉ,hành động, lời nói tư thế,tác phong, thái độ, biểu cảm phải chuẩn mực, thể hiện hình ảnh của người Kiểm sát viên“ Công minh,chính trực,khách quan, thận trọng khiêm tốn”.
Kiểm sát viên không được sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên toà, phiên họp hoặc trong khoảng thời gian 12 giờ trước khi tham gia phiên toà, phiên họp;
Không phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc, thành phần, địa vị xã hội, giới tính của người tham gia tố tụng, người tham dự phiên toà;
Không được có hành động chỉ trích, miệt thị, coi thường, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tranh tụng với Kiểm sát viên, người phản đối quan điểm, ý kiến của Viện kiểm sat, Kiểm sát viên;
Không thực hiện hành vi vượt quá chức trách, nhiệm vụ của mình tại phiên toà, phiên họp;
Không tuỳ tiện cho mượn, cho ghi chép, cho sao chụp vật chứng, tài liệu, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc khi chưa kết thúc phiên toà, phiên họp…
Kiểm sát viên vi phạm các quy định của Quy tắc ứng xử này, tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của ngành Kiểm sát nhân dân hoặc của pháp luật.