Từ các đại án, nghĩ về rủi ro của nhân viên khi tuân thủ lệnh của sếp

(PLO)- Trong nhiều đại án, có khá nhiều cá nhân là người làm công ăn lương vi phạm pháp luật với lỗi vô ý, bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ vì trước đó đã tuân thủ lệnh sếp một cách thụ động...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thời gian qua, ngành tòa án đưa ra xét xử một loạt “đại án”, có nhiều liên quan đến các hoạt động kinh tế như vụ án Tân Hoàng Minh, vụ án kit test Việt Á, vụ án Vạn Thịnh Phát…

Bên cạnh các bị cáo chính có vai trò cầm đầu, chủ mưu, không ít bị cáo chỉ là nhân viên, cấp dưới, là người làm công ăn lương nhưng đã thực hiện các chỉ đạo sai pháp luật của cấp trên. Hậu quả là khi vụ án bị phát hiện, điều tra, truy tố, những người này buộc phải chịu trách nhiệm hình sự.

luật sư
Trong vụ Tân Hoàng Minh, nhiều bị cáo là nhân viên nghe lệnh sếp phải chịu trách nhiệm hình sự. Ảnh: CTV

Thực tiễn nhiều vụ án hình sự thời gian gần đây cho thấy rất nhiều người thiếu hiểu biết pháp luật, những người làm công ăn lương làm việc theo sự phân công chỉ đạo của lãnh đạo mà không ý thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, tính chất giúp sức của hành vi vi phạm của mình.

Thêm vào đó, có những thói quen công việc không còn phù hợp với quy định của pháp luật dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật xảy ra khá nhiều trong tất cả các lĩnh vực. Nhiều người vi phạm pháp luật mà không biết mình vi phạm, vô tình tiếp tay cho đối tượng phạm tội.

Pháp luật quy định trong những trường hợp cụ thể bắt buộc chủ thể phải biết nhưng nếu không biết mà thực hiện hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này chỉ có thể hợp lý khi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn và ý thức pháp luật của người dân được nâng cao hơn.

Nhiều trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi mặc dù pháp luật bắt buộc phải nhận thức.

Nhiều trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi mặc dù pháp luật bắt buộc phải nhận thức. Chính vì vậy khi xử lý đối với những trường hợp phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý do cẩu thả thì cần phải có đường lối xử lý phù hợp.

Bộ luật hình sự Việt Nam quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ và phải chịu hình phạt.

Bộ luật hình sự cũng quy định, việc áp dụng pháp luật hình sự phải mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, từng hành vi, từng hậu quả, tránh việc áp dụng cào bằng máy móc có thể dẫn đến oan sai hoặc không đảm bảo yếu tố răn đe giáo dục.

Theo đó khoản 2, Điều 8 BLHS quy định: "Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác".

Nhiều vụ án cơ quan tố tụng đã có sự phân hóa, đánh giá hành vi, vai trò của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ án, xử lý đối với nhiều tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật. Không phải tất cả các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức cá nhân đều bị xử lý hình sự. Những hành vi vi phạm pháp luật nhưng không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ không đề cập xử lý hình sự.

Với những hành vi vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý hình sự nhưng hành vi là thứ yếu giúp sức, không hưởng lợi, thực hiện công việc theo chỉ đạo, nhận thức về pháp luật hạn chế thì cũng có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc đề cập xử lý bằng hình thức khác phù hợp với chính sách hình sự ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cá nhân dù không hưởng lợi nhưng có hành vi giúp sức đã bị truy tố, xét xử và nhận bản án.

Về nguyên tắc chung là người phạm tội thì phải chịu hình phạt. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải bị xử lý hình sự. Vì vậy, các cá nhân cần phải cân nhắc kỹ rủi ro pháp lý trước khi thực hiện những yêu cầu của cấp trên.

Bên cạnh đó, việc kết tội các bị cáo trong vụ án hình sự là để thực hiện mục tiêu giáo dục, cải tạo giáo dục bị cáo trở thành người tốt sống có ích cho xã hội. Yếu tố răn đe phòng ngừa cũng hướng đến mục tiêu giáo dục.

Do đó, đối với những người vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức xử lý hình sự hoặc đến mức xử lý hình sự nhưng có thể miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, có thể chuyển hướng xử lý mà vẫn đảm bảo được công tác phòng ngừa tội phạm, đủ sức răn đe giáo dục chung thì không nên xử lý bằng chế tài hình sự.

Đó là chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế văn hóa xã hội ở Việt Nam hiện nay và tạo cơ hội cho những người mắc sai lầm có cơ hội sửa sai.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm